Đấu Trường Thép 2015 – không chỉ là một giải đấu thành công

Đấu trường thép – Giải Boxing và Võ Thuật Cổ Truyền Các VĐV xuất sắc toàn quốc tranh đai Vô Địch Let’s Viet 2015 đã đi đến vòng chung kết – tổng kết lại những thành công hơn cả mong đợi về những tiến bộ vượt bậc trong công tác xã hội hóa võ thuật.

Chung kết Đấu trường thép 2015: đêm thăng hoa của Võ Cổ Truyền

Kasim Hoàng Vũ, Khánh Ngọc “tấn công” Đấu Trường Thép đêm chung kết

Có thể nhận định một điều chắc chắn rằng, trong những năm trở lại đây hiếm có giải đấu nào có thể gây nên tác động lớn đến cộng đồng như Đấu trường Thép. Mỗi buổi thi đấu cuối tuần của giải đều được truyền hình trực tiếp, chăm chút kỹ lưỡng về từng bài viết trên các báo điện tử, đánh giá và phân tích trước và sau từng trận đấu, tổ chức định kì, cố định và mở cửa tự do mỗi cuối tuần, tất cả những yếu tố đó cùng hợp lại tạo nên một Đấu trường Thép hết sức hấp dẫn và ý nghĩa.

Giải đấu được khán giả ở cả TPHCM lẫn Bình Định (nơi diễn ra vòng Chung kết Võ cổ truyền) nhiệt liệt chào đón và hưởng ứng.
Giải đấu được khán giả ở cả TPHCM lẫn Bình Định (nơi diễn ra vòng Chung kết Võ cổ truyền) nhiệt liệt chào đón và hưởng ứng.

Không chỉ là giải đấu để những người tập luyện võ thuật có thể thưởng thức và học hỏi, Đấu trường Thép còn đưa cái nhìn chân thực về võ thuật đối kháng đến với đông đảo quần chúng – những người (có thể) không/chưa tập luyện võ thuật nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ và cổ vũ sự phát triển phong trào võ thuật, đưa tên tuổi những VĐV võ thuật đến với khán giả – điều mà các võ sĩ xứng đáng có được như VĐV ở các bộ môn thể thao khác.

Giải đấu được quan tâm tổ chức hết sức kỹ lưỡng.
Giải đấu được quan tâm tổ chức hết sức kỹ lưỡng.

Phong trào võ thuật không bắt đầu từ những giải đấu lớn, mà bắt đầu từ cộng đồng, từ việc từng phụ huynh học sinh khuyến khích con em tập luyện, từ việc các võ sĩ trẻ dần dần khẳng định quyết tâm đeo đuổi sự nghiệp thi đấu võ thuật. Và Đấu trường Thép – bằng sức mạnh truyền thông đầy thuyết phục đã phần nào làm được điều đó cho cộng động võ thuật Việt Nam, góp phần cùng lúc đưa hình 3 bộ môn Võ cổ truyền, Boxing và Muay Thái đến với khán giả Việt

Trận Thách đấu Muay Thái theo luật Kad Chuek (quấn dây truyền thống  thay vì đeo găng)
Trận Thách đấu Muay Thái theo luật Kad Chuek (quấn dây truyền thống thay vì đeo găng)

Khán giả võ thuật – giải trí võ thuật : Những khái niệm được phổ biến từ Đấu trường Thép

Ở nhiều nước phát triển, việc thưởng thức các trận đấu võ thuật như một hình thức giải trí vốn là điều hết sức bình thường – nhưng vẫn chưa trở thành thói quen đối với người Việt.

Thi đấu võ thuật xứng đáng được xem như một loại hình giải trí – ngang hàng với việc thưởng thức các bộ môn thể thao khác (bóng đá, đua xe), và cần trở thành một thói quen hiện hữu trong cộng đồng Việt Nam – dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử gắn liền võ thuật, một dân tộc thượng võ và tự lực tự cường.

Âm thanh, ánh sáng, những yếu tố vốn không được chú ý đến công tác tổ chức thi đấu võ thuật lại đặc biệt được chú trọng thực hiện tại Đấu Trường Thép, tại nên một giải đấu mang tính giải trí cộng đồng rất cao.
Âm thanh, ánh sáng, những yếu tố vốn không được chú ý đến công tác tổ chức thi đấu võ thuật lại đặc biệt được chú trọng thực hiện tại Đấu Trường Thép, tại nên một giải đấu mang tính giải trí cộng đồng rất cao.

Thế nhưng, trong nhiều năm qua, chúng ta lại chỉ nhìn thấy những giải đấu thưa thớt khán giả, hoặc chỉ có những người tập luyện võ thuật – có hiểu biết về võ thuật đến dự khán. Các giải Vô địch cấp quốc gia tuy đã được quan tâm về mặt tổ chức nhưng vẫn chưa được chăm chút kỹ lưỡng về mặt truyền thông, khiến các trận đấu trở thành những sự kiện “chỉ có người trong nghề mới biết” – như một võ sĩ đã nhận định.

Với sự ủng hộ của đông đảo khán giả, các võ sĩ luôn có động lực lớn hơn để thể hiện bản thân và thi đấu hết khả năng bản thân.
Với sự ủng hộ của đông đảo khán giả, các võ sĩ luôn có động lực lớn hơn để thể hiện bản thân và thi đấu hết khả năng bản thân.

Đấu trường Thép đã làm nên sự thay đổi to lớn bằng việc mang đến những trận đấu với chuyên môn cao và độ máu lửa đặc trưng của võ thuật. Khái niệm “giải trí võ thuật” giờ đây đã dần trở nên quen thuộc với đông đảo khán giả, bất kể thành phần, bộ môn và trình độ võ thuật. Việc bật TV để xem thi đấu võ thuật, theo dõi những bài viết trên báo điện tử để đánh giá sớm các cặp đấu, thậm chí đến tận nhà thi đấu mỗi cuối tuần dần dần trở thành một thói quen của cộng đồng võ thuật.

Đêm Chung kết Đấu Trường Thép còn có sự xuất hiện của các ca sĩ "góp lửa" chương trình - điều mà nhiều giải đấu khác không hề thực hiện.
Đêm Chung kết Đấu Trường Thép còn có sự xuất hiện của các ca sĩ “góp lửa” chương trình – điều mà nhiều giải đấu khác không hề thực hiện.

Và đó chính là thói quen “giải trí võ thuật”, một nét văn hóa lành mạnh mà lẽ ra chúng ta nên phát triển từ rất lâu rồi.

Đây được coi là một trong những thành công ngoài dự kiến của BTC Đấu trường Thép, vẽ nên một viễn cảnh đáng tin tưởng cho những mùa giải sau này – những mùa giải không chỉ là sân chơi dành cho các võ sĩ thi đấu, mà còn là món ăn tinh thần dành cho khán giải võ thuật nước nhà.

Thất bại trên sân nhà Bình Định, Tấn Phát nhường ngôi vô địch cho Đức Thanh

[jwplayer player=”1″ mediaid=”90507″]

Hồ Võ