Bộ môn Kempo “áp đảo” số lượng tại Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016

Tại Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016 vừa qua, bộ môn Kempo đã ngẫu nhiên “áp đảo” số lượng các đoàn võ thuật.

Liên hoan võ thuật quốc tế TPHCM 2016: Những dấu ấn khó quên

Liên hoan Võ thuật Quốc tế 2016: Lời chào văn hoá đến từ tinh thần thượng võ

Diễn ra trong 3 ngày 22 – 24/4, Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016 là một trong những lễ hội võ thuật lớn nhất lịch sử thành phố mang tên bác, tạo điều kiện cho cộng đồng võ thuật có dịp giao lưu, học hỏi và tìm hiểu nhiều môn võ thú vị.

Trong số 20 đoàn tham dự, bộ môn Shorinji Kempo góp mặt với 3 đoàn. Tuy nhiên, một điều thú vị rằng… 3 đoàn này không hề liên quan đến nhau.

Shorinji Kempo (Indonesia)

Xuất phát từ Nhật Bản, Shorinji Kempo trở thành một trong những môn võ có lịch sử phát triển thú vị nhất thế giới khi nó được lan truyền sang nhiều quốc gia khác nhau – và tại đó, phong trào cũng như trình độ nó phát triển hơn cả tại xứ sở Phù Tang. Indonesia là một trong số đó, một trong số những mảnh “đất lành” đã nuôi dưỡng bộ môn Shorinji Kempo, đào tạo nên nhiều võ sĩ chuyên nghiệp, bài bản, chẳng hạn như các thành viên tuyển Shorinji Kempo vừa qua.

Shorinji Kempo Việt Nam

Góp mặt cùng các đoàn võ thuật trong nước khác, đội Shorinji Kempo Việt Nam đã cùng lúc vẽ nên 2 nên bức tranh đa sắc màu trước mắt khán giả võ thuật: Một bộ môn Shorinji Kempo được truyền bá rộng rãi, và một đất nước Việt Nam với nền võ thuật đa dạng, phong phú.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”106019″]

Bulkempo (Bulgary)

Không chỉ có những đoàn võ thuật thuần chất Kempo truyền thống, Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016 còn mang đến bộ môn Bulkempo – một Kempo với hình ảnh rất khác lạ.

Ban đầu, Bulkempo (Bulgarian Kempo – Kempo của người Bulgary) vốn chính là Shorinji Kempo được truyền bá đến nơi đây. Chịu nhiều biến đổi, Bulkempo vẫn giữ nguyên tinh thần thượng võ của người Bulgary. Điều này được miêu tả trong võ đạo của Bulkempo “Triết lý của Bulkempo là những giá trị đạo đức truyền thống: hiện thân tinh thần tự do của những chiến binh Thracian, sức mạnh của kỵ binh Asparuh, lòng dũng cảm của những võ sĩ Slavonic.”

Kết hợp cùng những tinh hoa võ thuật vốn có của Bulgary như Kickbox kiểu Bulgary, vật cổ điển, các món vũ khí đặc dị như “sừng dê”… Bulkempo từ một hệ phái Kempo đã phát triển lớn mạnh như một môn võ riêng biệt.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”106020″]

Phạm Vũ

*Number 1 hân hạnh đồng hành cùng Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016 với tư cách nhà tài trợ Kim Cương*