MMA và Boxing, môn nào nguy hiểm hơn?

Nhiều người nhìn vào độ “máu me” của MMA (võ tổng hợp) và cho rằng đó là bộ môn nguy hiểm nhất thế giới, hơn cả “người đàn anh” Boxing – bộ môn đã tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử võ thuật nhân loại.

Cấm trẻ em học võ, có thể bạn đã vô tình “dìm chết” một nhân tài

Kiến thức tự vệ – Sai lầm chết người khi tự vệ trên đường phố

Tuy nhiên, điều đó có phải sự thật? Hãy nhìn vào các con số.

Một điều đáng sợ rằng tỉ lệ tử vong của Boxing cao hơn tất cả mọi môn võ thuật đối kháng khác, bao gồm cả thể thức thi đấu MMA.

Capture
Thống kê võ sĩ Boxing “tử nạn” trên sàn đấu bán chuyên – chuyên nghiệp.

Bảng thống kê trên chỉ mới tính đến số võ sĩ có thi đấu, vẫn chưa thống kê các trường hợp tử vong ở các giải đấu tự phát. Trong khi đó, ở MMA, số người chết vẫn chưa đếm hết trên đầu ngón tay. Theo các báo cáo, hiện đã có 8 trường hợp tử vong liên qua đến MMA, nhưng chỉ có 3 trường hợp chết trên sàn đấu, và 1 trong số là tại giải đấu chính quy. Tại các giải đấu MMA tầm cỡ quốc tế và chuyên nghiệp như UFC, Bellator, OneFC hay các giải cũ như Pride, Strikeforce… chưa từng ghi nhận trường hợp tử vong vì thi đấu.

Không xui xẻo như nhiều tay đấm khác, huyền thoại Boxing Muhammad Ali trở về với tuổi già khổ sở cùng căn bệnh Parkinson - di chứng của các chấn động não, khiến tay chân luôn rung, co giật.
Không xui xẻo như nhiều tay đấm khác, huyền thoại Boxing Muhammad Ali trở về với tuổi già khổ sở cùng căn bệnh Parkinson – di chứng của các chấn động não, khiến tay chân luôn rung, co giật.

Tỉ lệ chấn thương của MMA tương đối cao: 23%. Điều đó có nghĩa là cứ 100 võ sĩ trận đấu thì có 23 võ sĩ dính chấn thương nghiêm trọng, con số đó ở Boxing là 12 -25%. Tuy nhiên, tỉ lệ chấn thương chết người của Boxing lại cao hơn MMA hàng chục lần. Phải chăng đây là một mâu thuẫn?

Tại sao?

Vấn đề mấu chốt nằm ở tính chất 2 bộ môn: các chấn động lên vùng đầu.

Trong cuốn “Combative Sports Injuries: An Edmonton Retrospective”, giáo sư Shelby Karpman đã chỉ ra rằng: Về mặt tổng quát, các võ sỹ MMA đều phải hứng chịu những chấn thương sau mỗi trận đấu, tuy nhiên, những chấn thương này chỉ ở mức độ nhẹ và không nghiêm trọng (bầm tím, xước ngoài da,…). Đồng thời, ông cũng làm một cuộc khảo sát với 1181 võ sĩ MMA và 550 tay đấm Quyền Anh thi đấu trong khoảng thời gian từ năm 2003-2013. Kết quả cho thấy, dù cho tỉ lệ dính chấn thương ở trong MMA cao hơn Boxing (59,4% so với 49,8%), nhưng tỉ lệ những ca chấn thương liên quan đến não bộ ở trong môn Boxing lại nghiêm trọng hơn (7,1% so với 4,2%), tức là gần gấp đôi so với MMA.

Đây là những gì xảy ra với não của bạn khi bị đấm

Trong MMA, do sử dụng những đòn “bén” như chỏ, gối… cộng thêm độ cứng của găng đấm nên các võ sĩ rất dễ bị rách da (trán, chân mày, môi…) và chảy máu. Những cú đấm Boxing tuy trông có vẻ “mềm mại” hơn nhưng sự thực lại là những pha đòn chí mạng. Hơn nữa, đối với bộ môn Boxing, đầu là mục tiêu tấn công chính, hứng chịu khoảng 80% sát thương gây ra từ những đòn đánh. Đối với MMA hay những môn võ thuật khác, các đòn tấn công được chia đều từ đầu xuống thân người, tay chân… giảm tần suất chấn động lên não. Thời gian thi đấu cũng ảnh hưởng đến yếu tố “tử thần”: các trận MMA thường chỉ kéo dài 10 – 25 phút (tuỳ giải, không tính thời gian nghỉ). Đối với Boxing, con số này nhiều hơn, thậm chí có thể lên đến 36′ trong thi đấu chuyên nghiệp.

Tóm lại, phải công nhận rằng MMA có phần “máu” hơn rất nhiều, thế nhưng tử thần thực sự trên võ đài vẫn là Boxing, bộ môn sở hữu những cú đấm có thể đưa những võ sĩ đến thương vong vì chấn động não.

Johnny Trí Nguyễn trò chuyện về MMA và điện ảnh

[jwplayer player=”1″ mediaid=”106915″]

Y.N