4 bộ võ công cực mạnh trên giang hồ nhưng cấm dạy cho người ngoài

Trong các tiểu thuyết Kim Dung luôn ẩn chứa kho tàng võ học vô giá. Có những bộ võ công ẩn chứa sức mạnh khó lường nhưng phía sau đó là vô vàng những câu chuyện được giới giang hồ đồ đại.

Giản: Vũ khí đáng sợ thời cổ đại
Những nỗi cay đắng của 7 ngôi sao hàng đầu phim võ thuật.

ĐẢ CẨU BỔNG PHÁP – GIÁNG LONG THẬP BÁT CHƯỞNG

Đả cẩu bổng pháp có nghĩa là dùng gậy trúc để đánh ác cẩu, cho nên lúc đi hành khất các nhân vật trong Cái Bang thường mang theo một cây đả cẩu bổng để phòng khi chó dữ tấn công. Đả cẩu bổng pháp thường rất nhanh nhẹn, linh động, tùy cơ ứng biến. Bổng pháp này là do kinh nghiệm thực tế đánh ác cẩu mà đúc kết thành bí kiếp.

Đả cẩu bổng pháp là một loại Côn pháp chí cao, gồm 36 đường đánh. Đả cẩu bổng pháp là do sư tổ của Cái Bang sáng tạo nên, được những người bang chủ tiền nhiệm truyền cho bang chủ đời sau, quyết không truyền cho người thứ hai. Đến bang chủ đời thứ ba của Cái Bang võ công so với sư tổ còn cao siêu hơn, ông ta đã thêm vào những đường đánh của Đả cẩu bổng vô số chiêu pháp kì diệu biến hóa. Trong vòng mấy trăm năm, Cái Bang gặp họa nguy khốn, bang chủ phải thường xuyên ra mặt dùng Đả cẩu bổng pháp diệt tà trừ ác khiến cho quần tà phải khiếp sợ.

2-22

Còn được biết đến với cái tên “Giáng long thấp bát chưởng”, “Hàng long thập bát chưởng” là môn võ công chí dương chí cương trong thiên hạ, uy lực tuyệt luân. Có khả năng hàng long phục hổ, do đó chỉ phù hợp với nam giới, mà phải là người kiêu dũng, chính trực, như chính bản thân môn võ công này.

Nhắc đến Hàng long thập bát chưởng, có lẽ không ai là không biết đến ba đại cao thủ võ lâm: Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh. Hai trong ba người là bang chủ Cái bang, người còn lại thì lại là để tử chân truyền.

NHẤT DƯƠNG CHỈ – LỤC MẠCH THẦN KIẾM

Nhất Dương Chỉ do Thái Tổ Thần Thánh Văn Vũ Hoàng Đế Đoàn Tư Bình, Vua đầu tiên của vương quốc Đại Lý sáng tạo ra cùng với Lục Mạch Thần kiếm. Đây được xem như là 2 võ công tuyệt kỹ của Đại Lý Đoàn Gia. Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục Mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử của Thiên Long tự mới được truyền dạy (nhiều vị vua và hoàng tộc Đại Lý khi về già tu hành tại chùa này).

Nhất Dương Chỉ xuất hiện trong truyện Thiên Long Bát Bộ, Võ Lâm Ngũ Bá, Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Trong Thiên Long Bát Bộ, có vài người sử dụng thành thạo bộ chỉ pháp này là Trấn Nam Vương Đoàn Chính Thuần, Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Thiên Hạ Đệ Nhất Ác Nhân cũng là thế tử nước Đại Lý(anh họ Đoàn Chính Minh) Đoàn Diên Khánh và các cao tăng của Thiên Long Tự. Trong Võ Lâm Ngũ Bá, Vương Trùng Dương đã trao đổi Tiên Thiên Công của ông lấy Nhất Dương Chỉ với Nam Đế Đoàn Trí Hưng. Với nội lực thâm hậu, Vương Trùng Dương đã sử dụng Nhất Dương Chỉ để phá Cáp Mô Công của Âu Dương Phong và làm y trọng thương. Trong Anh hùng xạ điêu, Đoàn Trí Hưng là người đã sử dụng Nhất Dương Chỉ để cứu sống Hoàng Dung sau khi nàng bị bang chủ Bang Thiết Chưởng là Cừu Thiên Nhận đánh trúng. Quách Tĩnh cũng có thể sử dụng chiêu thức này, tuy không thuần thục.

Nhất Dương Chỉ là yếu chỉ điểm huyệt dùng ngón tay xuất chỉ khí gây sát thương. Người sử dụng Nhất Dương Chỉ dồn nội lực vào ngón tay trỏ rồi bắn chỉ lực, tuy phạm vi tấn công nhỏ nhưng lực sát thương vô cùng cao. Nếu bị điểm huyệt bằng Nhất Dương Chỉ thì phải dùng chính Nhất Dương Chỉ để giải huyệt. Ngoài ra, Nhất Dương Chỉ còn có thể khắc chế được Cáp Mô Công của Tây Độc Âu Dương Phong.

NHƯ LAI THẦN CHƯỞNG

Trong tiểu thuyết Kim Dung, Như Lai Thần Chưởng dường như không được nhắc đến nhiều. Thực tế, đây là bộ võ công rất mạnh của Thiếu Lâm Tự.

Như Lai Thần Chưởng dựa trên nội lực người luyện làm gốc, có tổng cộng 12 chiêu thức biến hóa khôn lường. Các bậc cao tăng Thiếu Lâm qua các thời kỳ phải dùng cả đời để nghiên cứu về bộ tuyệt kỹ này, thành tựu cao nhất cũng chỉ ngộ đến chiêu thức thứ 10. Tương truyền nếu người nào lĩnh hội hết 12 chiêu thức thì sẽ có thể phát dương quang đại võ công Thiếu Lâm đến ngàn đời sau.

CÀN KHÔN ĐẠI NA DI

Càn Khôn Đại Na Di là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực, sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây ra hoặc ném trả chiêu thức lại cho kẻ thù hoặc qua kẻ khác. Tất cả có 7 cấp độ, theo Kim Dung viết thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện tầng 1, còn người có tư chất thấp thì là 14 năm.

võ công

Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 33 là Dương Đỉnh Thiên đang luyện Càn khôn đại na di đến tầng thứ 4 thì bị tẩu hỏa nhập ma do Thành Côn cùng phu nhân của ông ta gây nên, dẫn đến cái chết. Dương Tả Sứ (Dương Tiêu) là sứ giả của Minh Giáo, cũng chỉ luyện đến tầng thứ 2.

Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 Trương Vô Kị trong một lần tình cờ đang đuổi theo Thành Côn đã tìm ra bí kíp võ học này. Nhờ có cửu dương thần công thâm hậu nên đã tu luyên đến tầng thứ 6 chỉ trong 1 đêm (người thường phải mất đến gần 20 năm mới tu luyện thành công). Ngay cả người sáng lập ra Minh Giáo cũng chỉ luyện đến tầng thứ 6 trong 5 năm. Sau này nhờ đoạt được Thánh hỏa lệnh nên chàng học được tầng thứ 7 của Càn khôn đại na di tâm pháp uy trấn giang hồ.

https://www.youtube.com/watch?v=0g4Sk_HchQY&t=1s

 Võ Đạt – VoThuat.vn