Bát cực quyền với lực tấn công mạnh nhất

Bát Cực quyền được biết đến như một môn phái võ nghệ có lực tấn công mạnh nhất trong số nhiều môn phái quyền pháp ở Trung Hoa, Khai môn Bát Cực quyền là tên gọi chính thức của Bát Cực quyền.

Bát Cực quyền có sức mạnh hủy diệt ghê gớm nhớ lực tấn công xuất phát từ “chân cước”, thông qua bộ vị của phần thân trên, sử dụng sức mạnh của toàn thân để truyền năng lượng sinh ra từ chấn cước tác động đến đối phương, vì thế tấn công và phòng thủ luôn trong trạng thái đứng, khác hẳn với các môn phái khác.

bat cuc quyen
Bát cực quyền

Trong quá trình chiến đấu, kỹ thuật tấn công khi tiếp cận với đối phương không chỉ dừng lại lại ở quyền (nắm đấm) và chưởng (lòng bàn tay) mà còn ỏ tư thế tiếp cận đối phương vững chải, mạnh mẽ, hung mạnh, mặc kệ đối phương phòng thủ, người dùng Bát Cực quyền có thể liên tiếp xuất đòn đánh khủy tay hoặc dùng cả thân người húc vào. Một chiêu đã khiến đối phương ngã lăn quay, chắc chắc trong lúc ra quyền đó chính là Bát Cực quyền.

Bát Cực quyền dã thực hiện hóa công phòng nhất thể (tức là công thủ hợp pháp, vừa tấn công vừa phòng ngự, vừa bảo vệ mình vừa tấn công địch) lý tưởng mà các môn võ trên khắp thế giới cần tìm, thông qua 3 đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất: Công kích mạnh mẽ

Đánh gục đối phương bằng một đòn là kỹ thật tối cao mà Bát Cực quyền hướng tới. Việc công kích được môn phái này rất chú trọng, lực công kích có thể làm cho núi bị lung lay, sụp lở. Tư tưởng của bát Cực quyền đơn giản tới mức đáng sợ, nhờ đó mà nó ngày càng hoàn thiện “công phòng nhất thủ”, có phương pháp chiến đấu cùng cực mà các môn khác không ngừng tìm kiếm.

the tay cua bat cuc quyen
Thế tay của Bát cực quyền

Thứ hai: Tiếp cận chiến đấu

Khoảng cách trong chiến đấu được chia làm 3 loại: cự ly tầm xa (cần di chuyển để đòn đánh có thể trúng đích); cự ly tầm trung (vươn tay là có thể chạm đích); cự ly gần (địch với ta dính chặt với nhau, không thể tự do di chuyển quyền cước)

Bát Cực quyền thiên về chiến đấu ở cự ly gần, tiếp cận chiến, phải cần đến kỹ thuật chiến đấu đặc thù như: chèn, đè, xiết, vặn khóa khớp. đây là vị trí dễ phòng ngự nên có thể tập trung chuyên niệm vào việc tấn công.

Thứ ba: Chú trọng cơ bản

Để trở thành một Bát Cực quyền sĩ thực sự thì các võ sĩ phải trải qua 3 giai đoạn do các quyền sĩ Bát Cực tập hợp lại từ các kỹ pháp chiến đấu trong thực tế và phải học 8 cơ bản như nền tảng ban đầu. Lúc đó, quyền sĩ có cơ hội để tiếp nhận áo nghĩa (tất sát kỹ) và 6 chửu pháp (pháp đánh chỏ) và được xem là người có nhân cách hoàn hảo. Và nếu không phải là người có nhân cách đúng đắn, kiến trì, chăm chỉ luyện tập thì sư phụ sẽ không truyền dạy.

Như Vĩ