Bí ẩn nhuộm máu về thanh kiếm Wakizashi

Tồn tại vào thế kỷ 15 và 16, thanh Wakizashi ngoài những tác dụng trong chiến đấu bên cạnh katana còn có một công dụng khác mà khi nghe phải lạnh người. Nó đã tạo nên những bí ẩn đáng sợ trong quá khứ của đất nước xứ phù tang.

>>> Kỹ thuật song kiếm của người phương Tây <<<

Thanh Wakizashi bên cạnh thanh Katana
Thanh Wakizashi bên cạnh thanh Katana

Thanh Wakizashi thường được đeo bên cạnh Katana, có lưỡi dài khoảng 30 đến 60 cm, những thanh wakizashi có độ dài gần bằng katana được gọi là o-wakizashii. Wakizashi được đeo cùng với katana là một dấu hiệu chính thức cho thấy người đeo nó là một samurai hoặc một kiếm sĩ thời kì phong kiến Nhật Bản. Khi được đeo cùng nhau chúng được gọi là Daisho. Wakizashi là thanh kiếm hỗ trợ cho katana nhưng không nhất thiết là một phiên bản nhỏ của katana và có thể được rèn đúc riêng và có mục đích khác nhau.

Samurai mang theo cả Katana và Wakizashi trên người
Samurai mang theo cả Katana và Wakizashi trên người

Wakizashi được dùng như một thanh kiếm phụ hổ trợ cho việc phòng thủ; katana vốn dài và nặng nên cần có một vũ khí để bổ sung những yếu điểm cho nó ở tầm cận chiến. Nhưng những lưu phái ở Nhật Bản ít tập trung chủ yếu vào lối đánh song kiếm. Trong cả nghìn phái kiếm Nhật tự cổ chí kim, chỉ có vài lưu phái là truyền thụ kỹ thuật này.

Rất ít lưu phaí sử dụng lối đánh song kiếm
Rất ít lưu phái sử dụng lối đánh song kiếm

Thanh Wakizashi còn có một tác dụng đáng sợ nữa là dùng để chặt đầu tướng bại trận của phe đối thủ.

Ngoài ra, Wakizashi còn được các Samurai sử dụng trong nghi thức Seppuku. Một nghi thức cổ xưa của người Nhật. Theo nghi thức này, một samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất thủ hoặc khi chủ bị chết để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục. Việc tự mổ bụng khi chủ bị chết tiếng Nhật gọi là oibara. Samurai còn có thể được các lãnh chúa đại danh (daimyo) ra lệnh phải tự mổ bụng.

Hình phạt Seppuku thể hiện tinh thần võ sĩ đạo và danh dự của một chiến binh samurai
Hình phạt Seppuku thể hiện tinh thần võ sĩ đạo và danh dự của một chiến binh samurai

Tô Thiện