Bốn câu nói thương tâm, sầu não nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa

Các nhân vật lịch sử trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có rất nhiều, văn phong cực kỳ phong phú. Trong đó có những câu nói thương tâm khiến cho người đời mãi thổn thức.

Vị cao nhân bí ẩn khiến Gia Cát Lượng cúi đầu nhận thua
Những bài học kinh điển về đạo làm người của Gia Cát Lượng

1. “NGƯỜI SỐNG Ở ĐỜI, CHUYỆN KHÔNG NHƯ Ý THƯỜNG CHIẾM ĐẾN TÁM, CHÍN PHẦN”

Trong tầng tầng lớp lớp nhân vật trong Tam Quốc, Dương Cổ vốn không phải là người không được như ý nhất trong chốn quan trường, nhưng lại nói ra câu nói chán nản sâu sắc nhất này. “Nhân sinh thất ý vô nam bắc” (nam bắc nào ai được thỏa lòng). Dương Cổ bỗng chốc trở thành người bạn tri âm của những người chán nản, không được như ý muốn.

Tam Quốc

Dễ có thể nhận thấy rằng, đây là luận điệu điển hình của những người bi quan. Dạng người này thường hay nói “càng đánh càng thua”, trong khi người lạc quan sẽ nói “càng thua thì càng phải đánh”; cùng một hoàn cảnh như nhau, nhưng sĩ khí lại hoàn toàn khác nhau.

Những người sống vô tư, khi nghe thấy câu nói này, họ không những không nhụt chí, mà trái lại sẽ hoan hô: “Chuyện như ý trong thiên hạ, ít nhất vẫn có một, hai phần cơ đấy!”.

2. “CÚC CUNG TẬN TỤY, ĐẾN CHẾT MỚI THÔI”

Khi Khổng Minh nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, “phạt Ngụy” vốn đã trở thành điều không tưởng, rồi sau đó ông chết ở gò Ngũ Trượng.

Tam Quốc

Năm xưa xem “Thần điêu hiệp lữ”, khi Quách Tĩnh nói ra câu “Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”, có người liền thở dài một tiếng: “Quách đại hiệp sắp phải hy sinh rồi, thành Tương Dương không giữ được nữa rồi, Đại Tống sắp diệt vong rồi!

“Ra trận chưa thắng người đã mất, trường sử anh hùng lệ đầy khăn” là vậy!

3. “MƯU SỰ TẠI NHÂN, HÀNH SỰ TẠI THIÊN”

Khổng Minh dốc hết sức lực phò tá cha con Lưu Bị, sáu lần ra Kỳ Sơn, nhưng vẫn phạt Ngụy thất bại, dành phải thở dài rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng cầu”.Khiến người ta không thể không cảm thấy thương cảm.

Thế sự dồn dập không kết thúc, mệnh trời đã định trốn sao được. Dường như Lưu Bị xưng vương, Tôn Quyền chiếm lĩnh một phương, Tào Tháo thao túng thiên tử hiệu lệnh chư hầu, Quan Vũ bại trận đến Mạch Thành, v.v… Hết thảy đều là ý trời cả. Dù có tài kinh thiên vĩ địa, thế chuyển núi dời sông, thuật xoay chuyển tình thế, cũng địch không lại ý trời

Tam Quốc

Ý trời, năm xưa Hạng Vũ nhất chiến ở Cai Hạ, cũng nói “Trời muốn ta chết, không phải ở lỗi dùng binh”, quả thật có ý trời trong đó vậy!

4. “THỊ PHI THÀNH BẠI HÓA THÀNH KHÔNG”

Người chán nản, kẻ thất bại mới có cảm xúc như vậy. Như Tào thừa tướng xuân phong đắc ý, dù cho nếm đủ mùi vị thất bại, vẫn “may mắn lắm thay, cất lời ca hát”, hát rằng “Ngựa chiến nằm co, chí còn rong ruổi. Anh hùng luống tuổi, khảng khái vẫn kia!”.

Tam Quốc

Văn nhân dựa vào những áng văn thơ mà oán than! Tô Đông Pha khi còn trẻ “chí khí cao vời vợi”, tự phụ “được như Nghiêu Thuấn, chuyện này khó gì”. Nhưng sau khi thập tử nhất sinh trên chốn quan trường, liền tâm ý nguội lạnh mà rằng: “Tào Tháo một đời anh hùng, mà nay ở đâu đây?”.

https://youtu.be/GGVLBMKuvnM

V.Đ