Câu chuyện võ thuật – Thanh kiếm và người võ sĩ

Câu chuyện võ thuật mà VoThuat.vn dành tặng quý độc giả ngày hôm nay sẽ là một chút…trừu tượng. Thế nhưng, mong rằng sau những phút giây suy ngẫm, bài học mà câu chuyện phiếm này để lại sẽ là một điều gì đó giá trị và mang lại những thay đổi tích cực cho mỗi người chúng ta – trong đó có cả tôi, người đang cặm cụi gõ những dòng này.

Câu chuyện võ thuật – Chàng cung thủ và sức mạnh của ý chí

Câu chuyện về đức tính kiên nhẫn trong võ thuật

Có một vị võ sư già – ông ấy bao nhiêu tuổi thì có lẽ…chúng ta không cần quan tâm đâu. Hãy quan tâm đến một trong những người học trò cưng của ông – người mà chúng ta sẽ đề cập hôm nay.

Đó là một người vô cùng khó tính và cầu toàn. Là một trong những võ sĩ cầu tiến và đầy đam mê, anh luôn muốn mọi thứ hoàn hảo. Dĩ nhiên, đó là một điều tốt. Không có gì đáng sợ hơn một võ sĩ đã rèn luyện được mọi đòn thế đến mức tinh diệu.

Từ một thanh kiếm, ta có thể liên hệ những phẩm chất nào của người võ sĩ?

Thế nhưng, sự hoàn hảo đó cũng đôi lần ngáng chân cậu ấy. Có lần, cậu trình bày một vài vấn đề về việc giảng dạy võ thuật với vị võ sư già. Cậu gặp rắc rối về việc tìm ra con đường đào tạo những võ sĩ xuất chúng – nhưng là luyện tập trong một thời gian ngắn, cực ngắn.

Với hàng chục giảng dạy, vị võ sư hiểu đó là điều không thể. Võ thuật luôn có cái giá phải trả, và cái giá thường gặp nhất là thời gian. Tập luyện ngắn hạn có thể sớm tạo nên một võ sĩ, thế nhưng để anh ta có thêm hiểu biết và sự tinh tế trong võ thuật thì đó lại là chuyện phải tính bằng tháng, bằng năm.

Vị võ sư già ngẫm nghĩ, và đem ra một bó chiếu, một bộ giáp sắt, cùng với hai thanh kiếm. Một thanh kiếm tương đối bén, thanh còn lại thì cùn hơn rất nhiều, dù cả hai được làm từ chính ông, với cùng chất liệu. Ông bảo chàng võ sĩ dùng hai thanh kiếm chém vào bó chiếu và giáp sắt. Thanh kiếm bén nhanh chóng “xả” đứt bó chiếu thành từng đoạn với những nhát cắt ngọt lịm, nhưng lại bắt đầu mẻ vài mảnh khi va chạm với bộ giáp sắt. Còn thanh kiếm cùn thì ngược lại.

“Đừng bắt võ thuật phải hoàn mỹ trong khi con người chúng ta cũng chẳng thể thập toàn”

Lúc này, vị võ sư già mới từ tốn nói:

“Thanh kiếm muốn bén thì lưỡi phải mỏng, lưỡi mỏng thì thép phải cứng nhiều hơn dẻo, và tất nhiên sẽ có thể bị mẻ; lưỡi càng bén thì càng mỏng, càng dễ mẻ. Cho dù thanh kiếm có được rèn với chất liệu tốt đến mức nào, có khả năng chịu đựng đến mức nào, thì cũng có giới hạn của nó. Con người không phải ngoại lệ.

Võ thuật cũng vậy. Các yếu tố trong võ thuật luôn có tác động đến nhau. Có tăng cường cho nhau, có triệt tiêu nhau, cũng có mâu thuẫn, kềm hãm nhau. Chuyện “nhanh” và “giỏi” con vừa mới nói chỉ là một ví dụ nhỏ thôi. Sau này, con sẽ còn gặp nhiều điều tương tự.

Vấn đề không phải là làm cho mọi yếu tố đều trở nên hoàn hảo tuyệt đối. Vấn đề ở chỗ, con chọn những yếu tố nào, cần những yếu tố nào, phát huy yếu tố nào, hi sinh yếu tố nào. Và còn thêm cả các trường hợp như thời điểm, cơ hội nữa.

Đừng bắt võ thuật phải hoàn hảo khi chính con người chúng ta chẳng thể thập mĩ thập toàn.”

Có thể bạn quan tâm: Những khoảnh khắc tuyệt vời của con người trong võ thuật

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70733″]

Y.N