Cung đạo – nghệ thuật của sự chính xác, tinh tế và nhân phẩm con người (kì 2)

“Dù một ngàn hay một vạn mũi tên cũng vậy, mỗi cái đều phải mới nguyên.”

> Cung đạo – nghệ thuật của sự chính xác, tinh tế và nhân phẩm con người

Đến với Cung đạo, người tập rèn luyện phẩm chất, nhân tính, sức mạnh tinh thần, sự am hiểu, và lòng kính trọng giữa người với người. Thái độ và điệu bộ (động tác, cử chỉ) cũng là một phần rất quan trọng. Một lần bắn hoàn hảo không chỉ bao gồm độ chính xác mà còn phải thể hiện hết nét nhân phẩm và tư chất nghệ thuật trong đó, những yếu tố cơ bản trong việc luyện tập cung đạo. Từng động tác hài hòa với nhịp thở tạo nên một nghệ thuật cân đối hỗ trợ bởi vẻ đẹp của hình dáng cung tên. Tất cả nhờ vào sự tập trung cao độ và cường độ nghị lực của người tập.

Lễ nghi và Thánh Đạoe539d0beb0a3e670af03cad687eba573

Thánh Đạo (Shinto) là những niềm tin và thực tiễn có liên quan tới thần thánh (Kami), những lực lượng tự nhiên được xác định ở một số nơi nhất định, những vật thể và đôi lúc những loài vật và con người còn sống hay đã chết (ancestors – tổ tiên). Cây cung là một trong ba biểu tượng tinh túy của tôn giáo này. Trong Cung Thuật, sự tôn kính đối với nơi chốn – “the Place of the Way” (Dojo) với một vị trí nhất định cho kami (Kamiza), với những vật thể dành cho sự rèn luyện và sự trình diễn của chúng (cung, tên, bao tay, mục tiêu,…), những lễ nghi cụ thể là những gì còn lại của phong tục gần với tự nhiên này. Do đó, việc bắn một cây cung có thể được xem là hành động rửa tội, tẩy uế cho cung thủ; tiếng giương cung (Tsurune) cũng cho thấy những đặc tính riêng biệt. Để được trong sạch, cần phải có sự hợp nhất trong lòng cung thủ hoặc nơi chốn, loại bỏ cái ác và khám phá ra cái thiện.

Tên gọi và Khổng Tử đạo

Japan Martial Arts

Nền văn hóa Trung Hoa qua sự giáo huấn của Khổng Tử (551-479 trước J.C.) đã ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản trong những thời kỳ đầu tiên, đặc biệt đối với chính phủ nội các. Khổng Tử đã đề cập đến ba nguyên lý của Trí Khôn (Chi), Từ Tâm (Jin) và Can Đảm (Yu). Trong Từ Tâm (Benevolence), Trung Hoa đã biểu hiện chiêu bài đạo đức và giá trị của nó (Rei) để chỉ ra làm thế nào cư xử ngược với những kẻ khác (Girei), cha-con, vợ-chồng, thầy-trò, anh-em. “Cùng lúc với việc tiếp nhận chiêu bài và nghi thức ngoại giao của triều đình Trung Hoa, người Nhật đã dùng những nghi lễ được áp dụng với việc bắn cung trong tầng lớp quý tộc Trung Hoa. Điều này cho thấy sự điều khiển việc bắn cung là biểu hiện của cả sự tinh xảo lẫn giáo dục tốt”. The Master được biết đến như là: “Khi một người kéo cung, sự xuất sắc không nằm trong phải chỉ là xuyên qua mà còn là đập vào trọng tâm của mục tiêu”, ví dụ như có những cử chỉ đúng đắn cũng là nhờ vào tâm tính.

Cung Thuật trong chiến trận và Kyuba-no-Michi

2471d628b510ccf5483885a2c059d954

Chiến tranh liên tục xảy ra xuyên suốt các thế kỷ đầu trong lịch sử Nhật Bản . Samurai qua các trường phái (Ryu) đã phát triển thêm kỹ thuật cho môn bắn cung (gọi là Kyujutsu) bằng cách dùng cung lớn, các mũi tên nhỏ, đầu mũi tên có nhiều dạng khác nhau, v.v. Chiến tranh Gempei (1180 – 1185) đánh dấu sự tuyệt đỉnh của việc sử dụng cung tên trên chiến trận . Phương thức bắn cung và cưỡi ngựa (Kyuba no Michi) tiếp tục phát triển thêm nhiều kỹ thuật chiến đấu mới; về mặt tinh thần, thái độ, quan điểm, và các chuẩn mực đạo đức được rèn luyện rất khắt khe, dù chết cũng phải tôn trọng lời hứa với vua chúa (lord) và trường phái, phải giữ được phẩm cách và lòng tự trọng trên chiến trận.

Cung Thuật chiến trận và Zen – Phật Giáo

23e6b96f89c9739e1c8c26b8e2a2eec6

Nếu Shinto là tôn giáo của những người còn sống thì Phật Giáo, kiến lập từ năm 552 ở Nhật, mang đến những câu trả lời về sự chết. Năm 1191, nhà sư Eisai giới thiệu Zen (Thiền) và đưa ra những giải pháp cho những nghịch lý của samurai: “Khi sống, thì nhất thiết phải chết.” Nếu người chiến sĩ quý mạng sống của anh ta trong mỗi trận đánh, vào khoảnh khắc chiến đấu sinh tử có thể nảy sinh sự sợ hãi cái chết; nếu như sợ hãi cái chết thì cả thân thể sẽ có một khoảnh khắc dừng lại, ngăn chặn khoảnh khắc quyết định mà nhiều khi cực kỳ tai hại. Ngược lại, nếu người chiến binh xem thường mạng sống của mình, vào khoảnh khắc quyết định, anh ta sẽ không sợ hãi; cả thân thể sẽ hoạt động một cách tự do trọn vẹn không có sự ngập ngừng, trong trạng thái sung sức (state of grace) anh ta sẽ tấn công ngay khi đối thủ có sơ hở. Zen góp phần quyết định trong sự rèn luyện tinh thần của người võ sĩ.

Còn tiếp…

Tô Thiện (sưu tầm)