Đấu kiếm – môn thể thao của khoa học và sự tinh tế

Đấu kiếm là một môn thể thao quý tộc ở Tây phương, được khai sinh bởi người Pháp vào khoảng thế kỷ XV, đấu kiếm (fencing) an toàn hơn rất nhiều so với cái tên gọi của nó. Không phải ngẫu nhiên mà dân quý tộc trước đây hay giới thể thao ngày nay chọn loại hình liễu kiếm, một loại kiếm mỏng nhẹ chỉ dùng để đâm, dành riêng cho môn chơi này. Không hề có ngạnh hay cồng kềnh, to lớn, liễu kiếm hoàn toàn không thể đả thương người chơi bằng sự va đập mạnh. 

dyneema-fencing

Môn thể thao này bề ngoài nhìn có vẻ là nguy hiểm nhưng tham gia mới biết đây là môn khá an toàn. Thường trong áo bảo hộ có gắn vi mạch điện tử, nếu kiếm sĩ đâm trúng đối phương thì máy sẽ báo hiệu để tính điểm. Các kiếm sĩ được bảo hộ rất nghiêm ngặt, họ mặc áo bảo hộ dày, đeo bao tay, đi ủng và đội mũ bảo hiểm che kín mặt. Phía sau lưng của kiếm sĩ có một sơi giây kéo. Khi chơi môn này người chơi phải tuân thủ các quy tắc mang mặt nạ cùng găng tay chuyên dụng để bảo vệ ống và cánh tay, áo và quần giáp, tất cả đều phải có đai giữ sau lưng, nách bảo vệ (plastron). Người chơi sử dụng kiếm không có lưỡi, đầu kiếm tròn với đường kính 5-8mm nên đâm vào người sẽ không gây chấn thương.

Người Pháp với bản tính thanh lịch, nhẹ nhàng đã khai sinh nên hình thức đấu-liễu kiếm như một cách thức tập luyện thể thao dành cho tầng lớp quý tộc. Dễ hiểu khi môn đấu kiếm này khác xa so với thể loại giác đấu đầy vũ lực của thời trung cổ, nơi các đấu sĩ sử dụng tất cả những đòn đánh có thể từ chân, tay để tấn công chứ không chỉ gói gọn trong những đường kiếm của môn thể thao ngày nay. Dù vậy, tính sát thương của liễu kiếm vẫn khá cao nên người chơi luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sự an toàn. Chẳng hạn như trang phục bảo hộ không bao giờ được sờn rách, mặt nạ khi đang đấu nếu bị rơi ra thì trận đấu phải tạm dừng.

Những pha quay chậm đẹp mắt của môn đấu kiếm:

Thông thường một kiếm thủ muốn thành tài phải có ít nhất 36 tháng rèn luyện cơ bản để có sự ổn định. Đấu kiếm giống như đánh cờ, phải tập trung trí não nhiều. Ở Việt Nam, đấu kiếm không phải là môn thể thao phổ biến, ít được nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam và không có nhiều người tập luyện môn thể thao này. Không giống như đấu kiếm một mất một còn, liễu kiếm là môn thi đấu tính điểm. Nó đòi hỏi người thi đấu phải khéo léo, phản xạ nhanh, tính toán để có đường kiếm đạt điểm tối đa.

Trí Minh (tổng hợp)