Đinh Liệt: “Soái ca” thời nhà Lê Sơ

Đinh Liệt vốn là một thanh niên dáng dấp thư sinh ít nói nhưng văn võ toàn tài, mỗi khi cất lời đều khoan thai khúc thiết làm người nghe không dứt ra được.

Liên Quang Cai: Đứa con của Hắc Long Thần

Hai lần đánh giặc bằng bút của “Trạng nguyên” nhỏ nhất lịch sử Việt Nam

Đinh Liệt cùng anh ruột là Đinh Lễ là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu. Ông khi còn trẻ thường đi theo cận vệ cho Lê Lợi.

Ngày xưa đất Bái Đô tổ chức hội võ, Đinh Liệt tham gia môn “Phi ngựa chém hết 12 hàng chuối hai bên”, chỉ trong một nhát 24 cây chuối đổ sầm xuống, khán giả hết lời khen ngợi  v ề sau không ai phá được kỷ lục này. Sau hội thi ông được thưởng một cây bảo kiếm tên Thanh Thiết và cái khiên làm bằng gỗ sung được nạm đồng sáng lóa.
HC-6006-4

Cha ông là Thái úy Tương Quân Đinh Tôn Nhân đang xây dựng lam sơn thành một căn cứ địa Lam Sơn thành căn cứ địa chống lại quân Minh xâm lược, tiếc thanh ông đời đột ngột vì bạo bệnh. Đi Lễ nối tiếp sự nghiệp của cha, đem hết của cải quân lính hợp quân với Lê Lợi.

3b7cd70d76715574ccc322d035b63623

Đinh Liệt tham gia tích cực các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ khi nhen lửa ở đất Phật Hoàng năm 1415. Ông là người sống lâu nhất trong bốn người nhen lửa ở đất này (Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Thận, Đinh Liệt) lại là quan Cực Phẩm thời Lê Sơ nên ông biết rõ và tham gia các hoạt động của Triều Đình ở các Triều: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và là người chủ chốt tôn lập Lê Thánh Tông.

Đinh Liệt vốn giỏi cơ mưu võ lược nên các trận đánh, các chủ trương lúc bấy giờ ông đều ghi lại cụ thể với cả ngày giờ chính xác và nhiều khi có kèm theo một bài thơ để nói lên tâm tư và nhận xét của mình. Tất cả sự việc Đinh Liệt trải qua, ông đều ghi lại trong ” Bút Ký Hồng Mai”.

tranhlichsu62

Vợ ông – bà Lương Minh Nguyệt, người làng Chuế Cầu, tỉnh Nam Định, có nhan sắc và giỏi nghề ca hát Ả đào. Trong thời gian Lê Lợi kháng Minh, bà đã mở quán rượu nổi tiếng ở gần thành Cổ Lộng (Đông Đô tức Thăng Long), cốt ý dò la tin giặc, giúp kháng chiến. Trong một cuộc tấn công thành Cổ Lộng, bà Minh Nguyệt đã cùng các cô gái tiếp viên phục rượu một số tướng Minh say mèm, và làm ám hiệu để quân Lam Sơn dưới quyền chỉ huy của tướng Lê Thạch chiếm được thành. Sau khi Đinh Liệt được phong tước Quốc công, mang họ nhà vua (họ Lê), bà được phong là Nhất Phẩm Phu nhân. Các vua đời sau đều có sắc phong vợ chồng bà là Phúc thần.

Năm 1471, ông mất, được truy phong là Trung Mục vương. Ông là một trong những công thần khai quốc sống lâu nhất sau khi nhà Hậu Lê thành lập, sống tới tận thời Hồng Đức. Con cháu Đinh Liệt sau tiếp tục nối đời làm quan cho nhà Hậu Lê và thời Lê-Trịnh.

Quang Lữ