Giải mã cuốn bí kíp chiến đấu của Lý Tiểu Long

Những quyển sách về phương thức luyện tập và quyền cước pháp của Lý Tiểu Long được rao bán trong các nhà sách ở Việt nam cũng như ngoài quốc tế. Tuy nhiên trong số đó có không phải quyển sách nào cũng là của Lý Tiểu Long viết ra.

Theo quyển sách Kỹ thuật luyện quyền cước pháp của Lý Tiểu Long và M.Uyehara cho biết: “Nhiều HLV ở Hoa Kỳ đã lợi dụng tên tuổi của Lý Tiểu Long để đề cao chính bản thân họ. Câu thường nghe đại loại như: ‘Tôi đã dạy Lý Tiểu long’ hay ‘Lý Tiểu Long đã dạy tôi Triệt quyền đạo’. Nhưng Lý Tiểu Long chưa bao giờ gặp những HLV võ thuật này’ “. 

Có khá nhiều quyển sách về Lý Tiểu Long nhưng đa phần là những quyển do bạn bè hoặc học trò của ông viết lại, Điển hình như quyển Chinese Gung-fu được xuất bản năm 1963, thời điểm Lý Tiểu Long còn sống.

Đắt giá nhất là quyển Lý Tiểu Long đã ghi chú rất cẩn thận bằng tiếng Anh những ghi chú riêng để tạo ra một phong cách võ thuật độc đáo của riêng mình. Mới được bán đấu giá 55 ngàn bảng Anh.

Những ghi chú bên cạnh các hình minh họa tư thế luyện võ như: “ghì chặt đối thủ khi hắn đỡ cú đấm từ tay phải của bạn, rồi lên gối” hay “đấm thẳng tay, bẻ và tấn công mạnh vào thái dương của đối phương“. Trên một trang khác của cuốn sách, bậc thầy võ thuật viết: “khóa tay phải; vòng tay trái qua tay phải và kéo mạnh rồi đấm mạnh sau khi xoay “.

Tuy nhiên thực tế Triệt Quyền Đạo không phải là một môn võ mới mà lá một triết lý về võ thuật như Lý Tiểu Long từng nói: “Triệt Quyền Đạo không có nội quy hay nguyên tắc gì ràng buộc bạn cả, nó chỉ cho bạn hướng để phát triển một cách không hạn chế. Bạn học Tiệt Quyền Đạo để sử dụng và cũng không cần nhớ là mình học môn gì”.
 Lý Tiểu Long (Bruce Lee), tên thật là Lý Chấn Phiên (Lee Jun-fan), người đã khai sinh ra võ thuật Jun Fan, được các nhà làm phim Hollywood “phát hiện” ra tại giải vô địch Karate Quốc tế ở Long Beach, Mỹ.

Ông trở thành một siêu sao điện ảnh sau khi tham gia diễn xuất những bộ phim như Fist of Fury (Tinh Võ Môn), Way of the Dragon (Mạnh Long quá giang) và Enter the Dragon (Long tranh Hổ đấu), nhưng không may qua đời vì phù não vào năm 1973, ở tuổi 32.

Quang Phượng