Hội thảo Văn hóa võ đạo Việt Nam

Sáng 25-12 vừa qua, Trưng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM (Đại học Quốc gia TPHCM) đã kết hợp với môn phái Nam Huỳnh Đo (Liên đoàn Võ cổ truyền TPHCM) tổ chức Hội thảo Văn hóa võ đạo Việt Nam.

Đây là ch đề mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn nên hàng trăm tiến sĩ, nhà nghiên cứu, võ sư, nhà báo, nghiên cứu sinh, sinh viên… đã quan tâm và góp mặt; trong đó có những vị phải vưt đường xa từ Bình Định, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An… Do thời gian có hạn vì tình hình thời tiết nên Hội thảo chỉ giới thiệu gần 10 tham luận, nhưng qua 39 bài nghiên cứu có giá trị in trong tập Kỷ yếu trên 400 trang A4 của nhiều tác giả trong và ngoài nước đã phân tích những nét đặc sắc của văn hóa võ đạo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, như TS Phan Thanh Định – Phó Hiệu trưng ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM – đã phát biểu trong diễn văn khai mạc: “… Đó là những vấn đề có tính triết học, văn hóa học về mối quan hệ giữa võ và văn hóa, về truyền thống và bản sắc của võ cổ truyền dân tộc cũng như về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc của nền văn hóa võ của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Bài viết tham gia Hội thảo cũng cho thấy sự nổi bật của tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa võ Việt Nam với các báo cáo về tính đặc sắc của võ Nghệ An, võ Hội An, võ Bình Định, võ Nam bộ…”

Quang cảnh buổi Hội thảo Văn hóa võ đạo Việt Nam 2017

Tham luận tại cuộc Hội thảo, PGS.TS Mặc Đường – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội tại TPHCM (84 tuổi, quê ở Bình Định) cũng nhấn mạnh: “Với cách nhìn chung nhất, văn hóa võ đạo Việt Nam trước hết gắn liền với hoạt động của các môn phái võ cổ truyền vừa tập trung bảo tồn những giá trị truyền thống vừa hưng đến một nền võ học hiện đại nằm trong văn hóa dân tc và đó là bản chất của nền tảng văn hóa dân tộc nói riêng, của nền văn hóa dân tộc cổ truyền Việt Nam nói chung. Nền văn hóa đó mang sức mạnh tinh thần đồng thời hàm dưỡng cả sức mạnh vật chất của một dân tộc có được cái hạnh phúc đích thực do THÂN VÀ TÂM đem lại cho mình thông qua truyền thống “Thượng võ” gắn liền với tinh thần “Nhân văn” được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi khởi thủy lịch sử với huyền thoại Thánh Gióng đánh thắng giắc Ân xâm lưc. Đó chính là cái “giá trị tinh thần truyền thống dân tộc” và là bản lĩnh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam trong lịch sử mà các thế hệ con cháu chúng ta mãi mãi cần phải tìm mọi cách để bảo tồn, tôn vinh và phát huy thật tốt”.

Ông Huỳnh Tấn Kiệt – Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo phát biểu và biểu diễn công phu tại “Hội thảo Văn hoá Võ đạo Việt Nam” do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tổ chức ngày 25/12/2017

Bên cạnh những bài viết của các tác giả trong nước còn có 2 bài của 2 nhà nghiên cứu võ thuật ở Pháp: Võ Việt Nam tại Pháp (bác sĩ Nguyễn Quí Jacques) và Vài nét về lực học và chiến lược trong võ thuật (họa sĩ Thomas Dufresne) cũng được nhiều đại biểu quan tâm.

Khép lại cuộc Hội thảo, một số nhà nghiên cứu đã mong muốn nâng Hội thảo lên tầm quốc tế trong tương lai.

Trưc đó, t ngày 22 đến 24-12, Liên hoan Võ Liên hoan Võ cổ truyền TPHCM mở rộng với chủ đề: “Võ Việt đt Phương Nam” diễn ra tại Nhà thi đấu Quận 7, thu hút hơn 1300 võ sĩ của 75 môn phái, võ đường tham dự. Đây là sân chơi bổ ích tạo điều kiện cho “trăm hoa đua nở”, giao lưu, đoàn kết và giới thiệu tinh hoa của võ phái mình qua các bài quyền (cá nhân, tập thể), đối luyện… với gần 200 bộ huy chương được trao cho các võ sĩ xuất sắc.

Thiện Tâm