Hồng Gia Quyền – môn quyền cận chiến và cương ngạnh (kì 1)

Hồng Gia quyền hay Hồng quyền (Hung Kuen), Thiếu Lâm Hồng Quyền (Shaolin Hung Kuen) là một hệ phái Võ Thiếu Lâm trong hệ thống võ thuật cổ truyền của Trung Quốc ở miền nam có gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến chứ không phải của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam.

hqdefault

Các danh quyền và danh phái võ thuật trong dân gian ở Trung Hoa thường được lưu truyền rằng đó là những bộ môn quyền thuật tiêu biểu, có tính đặc trưng cho tất cả các môn quyền và võ phái Trung Hoa cổ truyền khác, và nói chung là đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm. Do vậy ở Trung Hoa từ xưa đến nay thường có câu “thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm” nghĩa là “tất cả các bộ môn võ thuật ở Trung Hoa đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm”. Thiếu Lâm Hồng gia thuộc Thiếu Lâm Nam Quyền trong hệ phái Võ Thiếu Lâm.

Khi nói đến chùa Thiếu Lâm tại Trung Quốc thường có khái niệm chùa Nam chùa Bắc, chùa Nam chính là Nam Thiếu Lâm Tự tại Phúc Kiến (có 3 chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến: ở Toàn Châu, Phủ Điền và Phúc Thanh). Chùa Bắc chính là Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm tự và Hà Bắc Bàn Sơn Tử Cái đỉnh Thiếu Lâm tự. (xem Các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung Quốc).

001372af6a4a13ddba600e

Ngoài ra còn có thể kể đến Hồng Quyền Quảng Tây của cụ Tô Tử Quang đang lưu truyền tại Quảng Tây (Trung Quốc) và Hà Nội, Hạ Tứ Hổ Hồng Gia Quyền và Hồng Quyền Ngũ Hình giờ chỉ còn lưu truyền bàng bạc trong dân gian và trên phim ảnh có dấu tích từ Miêu Hiển cũng nổi danh khắp vùng Hoa Nam, Bắc Hồng Quyền từ đầu vương triều Minh rồi đến Hồng Quyền Lĩnh Nam, Hồng Gia Quyền La Phù Sơn, Hồng QuyềnThiên Địa Hội của Trần Cận Nam là thủ lĩnh Thiên Địa Hội nổi danh khắp vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồng Kông và Đài Loan, Hồng Quyền nguyên thủy của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn và Lý Tẩu (học trò của Bạch Ngọc Phong) từ Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, Hồng Quyền Hổ Hạc Biến Hình…

Có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc Thiếu Lâm Hồng gia.

Hồng Hy Quan

Giả thiết thứ nhất cho rằng: người sáng lập môn phái là Hồng Hy Quan một đệ tử tục gia của Chí Thiện thiền sư trụ trì tại chùa Nam Thiếu Lâm ở tỉnh Phúc Kiến vào đầu thời kỳ vua Càn Long nhà Thanh (không phải là chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam). Sau khi chùa Thiếu Lâm Nam Phái Phúc Kiến theo truyền thuyết bị quan quân nhà Thanh đốt phá, Hồng Hy Quan đã rời chùa Nam Thiếu Lâm trở về thành phố Phật Sơn quê hương ông thuộc tỉnh Quảng Đông và mở võ quán truyền bá Thiếu Lâm quyền. Nhưng để giấu tung tích ông đã gọi môn võ này là Hồng Quyền (Hung Kuen) hay Hồng Gia Quyền (Hung Gar Kuen).

hong_gia

Lục A Thái (Luk A Choy) là truyền nhân của Chí Thiện Thiền Sư và sau này cũng được Chí Thiện Thiền Sư gửi đến Hồng Hy Quan để thụ huấn thêm Thiếu Lâm quyền.

Lục A Thái truyền lại cho Hoàng Thái (Wong Tai), Hoàng Thái truyền lại cho con trai là Hoàng Kỳ Anh (Wong Ky Ying), Hoàng Kỳ Anh truyền lại cho con trai là Hoàng Phi Hồng(Wong Fei Hung – 1847-1924), Hoàng Phi Hồng truyền lại cho Lâm Thế Vinh (Lam Sai Wing – 1850-1943), Lâm Thế Vinh truyền lại cho con trai là Lâm Tổ (Lam Cho – 1910-?) và cháu nội (con của Lâm Tổ) là Lâm Chấn Huy (Lam Chun Fai) sinh năm 1940, Lâm Tổ hiện nay đang sống ở Hồng Kông được 97 tuổi (2007), tất cả các môn đồ Hồng Quyền Hồng Hy Quan ở Quảng Đông và Hoa Kỳ hiện nay đều là học trò của Lâm Thế Vinh và Lâm Tổ.

Lâm Chấn Huy (1940 – ?) hiện nay vẫn còn sống tại Hongkong và là chủ tịch hiệp hội Hồng Gia Quyền Quốc Tế, năm 2004 Lâm Chấn Huy đã có chuyến du lịch sang Nga và các nước trong khối liên bang Nga (SNG) để truyền bá Hồng Gia Quyền.Ông Lâm Chấn Huy đã từng sang Việt Nam và ghé thăm võ sư Nguyễn Quang Dũng chủ nhiệm Võ đường Thiếu Lâm Hồng Gia 220 Hàng Bông thuộc dòng Hồng Gia Quyền Quảng Tây của cụ Tô Tử Quang tại Hà Nội và có chụp hình lưu niệm.(xem Video Clip Lâm Chấn Huy diễn một đoạn ngắn Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Thiết Tuyến Quyền là 3 bài quyền chính yếu trong Hồng Gia Quyền phía dưới bài này trong mục Liên Kết Ngoài).

洪金寶飾洪拳派洪師傅與詠春派葉問比高下

Lâm Thế Vinh đã viết 3 cuốn sách nổi tiếng trình bày bộ quyền thuật của Nam Thiếu Lâm là Cung Tự Phục Hổ quyền, Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền được xuất bản tại Hồng Kông vào năm 1920 và được dịch xuất bản ra tiếng Việt vào năm 1973 tại Sài Gòn trước năm 1975 (xem mục Tham Khảo phía dưới bài này). Họ Lâm còn truyền bá Hồng Gia quyền ra khắp tỉnh Quảng Đông và Hồng Kông, Bắc Mỹ, Anh quốc,…

Thật ra Hồng Gia quyền cũng như Nam Thiếu Lâm có rất nhiều bộ quyền khác 3 bộ quyền trên nhưng ít người biết đến. Do ảnh hưởng của họ Lâm mà Hồng Gia quyền được biết đến nhiều hơn ở bên ngoài Trung Hoa đại lục.

Chu Nguyên Chương

Nhưng với Hồng quyền Thiên Địa Hội thì cho rằng: Hồng Quyền có nguồn gốc từ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vì chữ Hồng có nghĩa là Hồng Võ Diên Niên là niên hiệu đầu tiên của vương triều nhà Minh.

Triệu Khuông Dẫn

Còn thuyết khác thì cho rằng Hồng quyền do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn nằm mơ gặp Tiên Ông dạy cho 36 động tác căn bản Hồng quyền rồi theo đó sáng tạo Thái tổ trường quyền. Sở dĩ gọi là Thái tổ trường quyền là để phân biệt với các bài trường quyền của Wushu.

978174-500x375

Nếu quan sát kỹ ta thấy bài Thái tổ trường quyền có rất nhiều động tác, thủ pháp căn bản của Hồng quyền mà sau này các hệ phái Thiếu Lâm Hồng Gia quyền khác đều có trong các hệ thống bài tập sau này.

Bài Tiểu Hồng quyền và Đại Hồng quyền nổi tiếng của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn đang được truyền bá hiện nay tại chùa ở Trung Quốc và một số lưu phái Thiếu Lâm ở Việt Nam hiện nay là minh chứng hùng hồn nhất rằng Hồng Quyền xuất phát từ Thiếu Lâm Tung Sơn có trước khi chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến ra đời sau này. Do vậy môn Hồng Quyền có trước khi cả Chí Thiện Thiền Sư và Hồng Hy Quan xuất hiện.

Còn tiếp …

Tô Thiện (sưu tầm)