Lớp dạy võ miễn phí của người thương binh già

Hàng ngày cứ 6 giờ sáng, cả một khoảng sân rộng nhà ông Trần Huy Sơn lại rộn ràng tiếng tập luyện võ của đám trẻ con trong làng. 20 năm qua, lớp dạy võ miễn phí của người thương binh già chưa bao giờ vắng vẻ.

Câu chuyện lớp học võ thuật cổ truyền miễn phí ở Hà Nội
Lớp võ miễn phí cho trẻ em có lịch sử 20 năm

Ông Trần Huy Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) đam mê võ thuật từ nhỏ. Sau khi giải ngũ về hưu, ông muốn dồn hết thời gian truyền thụ kiến thức về võ thuật cho những ai ham thích bộ môn này nhất là những đứa trẻ con trong xã. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Trần Huy Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) đam mê võ thuật từ nhỏ. Sau khi giải ngũ về hưu, ông muốn dồn hết thời gian truyền thụ kiến thức về võ thuật cho những ai ham thích bộ môn này nhất là những đứa trẻ con trong xã. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1995, ông thành lập Câu lạc bộ võ thuật Lam Sơn với tiêu chí ‘dạy võ để rèn đức’. Trải qua 20 năm, hàng ngàn võ sinh do chính ông dạy đã thành tài và em nhiều giải cao trong các kỳ thi võ thuật quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1995, ông thành lập Câu lạc bộ võ thuật Lam Sơn với tiêu chí ‘dạy võ để rèn đức’. Trải qua 20 năm, hàng ngàn võ sinh do chính ông dạy đã thành tài và em nhiều giải cao trong các kỳ thi võ thuật quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lớp võ của ông được chia làm ba nhóm tuổi. Nhóm một từ 6 đến 11 tuổi, nhóm hai từ 11 đến 17 tuổi, nhóm ba từ 17 tuổi trở lên. Các võ sinh chủ yếu là người trong huyện, thậm chí các huyện kế bên nhiều em cũng tìm đến học. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lớp võ của ông được chia làm ba nhóm tuổi. Nhóm một từ 6 đến 11 tuổi, nhóm hai từ 11 đến 17 tuổi, nhóm ba từ 17 tuổi trở lên. Các võ sinh chủ yếu là người trong huyện, thậm chí các huyện kế bên nhiều em cũng tìm đến học. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lớp học võ miễn phí của ông Sơn được cả xã, huyện ủng hộ nhiệt tình vì vừa giúp mọi người rèn luyện sức khỏe lại có một sân chơi lành mạnh, bổ ích. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lớp học võ miễn phí của ông Sơn được cả xã, huyện ủng hộ nhiệt tình vì vừa giúp mọi người rèn luyện sức khỏe lại có một sân chơi lành mạnh, bổ ích. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhìn ông múa võ, không mấy ai có thể nhận ra ông là một thương binh với một mảnh bom găm trong cột sống khiến cổ không thể cử động như bình thường. Thế nhưng với người chiến sĩ già, điều đó không làm ông nản lòng và tiếp tục truyền dạy võ thuật cho các thế hệ sau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhìn ông múa võ, không mấy ai có thể nhận ra ông là một thương binh với một mảnh bom găm trong cột sống khiến cổ không thể cử động như bình thường. Thế nhưng với người chiến sĩ già, điều đó không làm ông nản lòng và tiếp tục truyền dạy võ thuật cho các thế hệ sau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng ngày lớp dạy võ của ông chia làm 2 ca sáng, chiều. Mỗi khi tan lớp, rảnh rỗi là ông lại tìm đến thú vui tuổi già là chăm sóc cây cảnh, chim chóc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng ngày lớp dạy võ của ông chia làm 2 ca sáng, chiều. Mỗi khi tan lớp, rảnh rỗi là ông lại tìm đến thú vui tuổi già là chăm sóc cây cảnh, chim chóc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Sơn còn dọn một kho riêng để trồng nấm rơm. Ông chia sẻ​: 'Làm cho vui nếu không những lúc rảnh rỗi buồn không chịu được.' Khi nào thu hoạch được nấm ông còn nấu thết đãi những đứa học trò nghịch ngợm của mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Sơn còn dọn một kho riêng để trồng nấm rơm. Ông chia sẻ​: ‘Làm cho vui nếu không những lúc rảnh rỗi buồn không chịu được.’ Khi nào thu hoạch được nấm ông còn nấu thết đãi những đứa học trò nghịch ngợm của mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tự tay ông soạn ra những cuốn giáo trình võ thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tự tay ông soạn ra những cuốn giáo trình võ thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những thế võ cổ truyền dân tộc cùng công phu cả đời luyện tập được ông đúc rút và truyền lại cho các thế hệ học trò. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những thế võ cổ truyền dân tộc cùng công phu cả đời luyện tập được ông đúc rút và truyền lại cho các thế hệ học trò. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông nhập ngũ năm 1974, được huấn luyện võ thuật trở thành lính đặc công, rồi vào Nam chiến đấu, thuộc đơn vị 316 Biệt động thành, hoạt động ở khu Sài Gòn-Gia Định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông nhập ngũ năm 1974, được huấn luyện võ thuật trở thành lính đặc công, rồi vào Nam chiến đấu, thuộc đơn vị 316 Biệt động thành, hoạt động ở khu Sài Gòn-Gia Định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tháng 4 năm 1978, ông theo đơn vị giúp dân Campuchia đánh đuổi Pol Pot. Đơn vị ông tiến sâu vào giúp dân ở khu Cần Đan, thuộc tỉnh Kampong Cham. Trong trận chiến đấu ác liệt đó, ông bị mảnh bom găm vào cột sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tháng 4 năm 1978, ông theo đơn vị giúp dân Campuchia đánh đuổi Pol Pot. Đơn vị ông tiến sâu vào giúp dân ở khu Cần Đan, thuộc tỉnh Kampong Cham. Trong trận chiến đấu ác liệt đó, ông bị mảnh bom găm vào cột sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Sơn khoe tấm phim chụp có hình mảnh đạn bị găm vào cột sống. Khi được hỏi, bị thương như thế, ông làm sao dạy võ được? Ông Sơn cười bảo: ‘Tôi có trợ giảng riêng rất giỏi giúp tôi những động tác khó, còn những kỹ thuật đơn giản tôi vẫn xử lý được hết’. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Sơn khoe tấm phim chụp có hình mảnh đạn bị găm vào cột sống. Khi được hỏi, bị thương như thế, ông làm sao dạy võ được? Ông Sơn cười bảo: ‘Tôi có trợ giảng riêng rất giỏi giúp tôi những động tác khó, còn những kỹ thuật đơn giản tôi vẫn xử lý được hết’. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo Viettnamplus