Năm thân nói chuyện Hầu quyền

Trong “thập đại hình tượng” của võ thuật cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc bao gồm Long (rồng), Xà (rắn), Hổ (cọp), Báo (beo), Hạc (chim hạc), Sư (sư tử), Tượng (voi), Mã (ngựa), Hầu (khỉ), Điêu (chim điêu) hoặc Kê (gà), thì hầu quyền đứng hạng thứ 9.

Hài hước “Diệp Vấn” Việt Nam phiên bản mừng Tết Bính Thân.
Manny Pacquiao: “Người đồng tính còn tệ hơn cả động vật”.

Hầu Quyền là một môn võ dựa theo thần thái linh hoạt, nhạy cảm, động tác nhảy nhót, nhào lộn, chụp bắt, kỹ thuật chiến đấu nhanh nhẹn và tinh quái của loài khỉ, nằm trong hệ thống các kỹ thuật được gọi là tượng hình quyền (hay “hình ý quyền linh thú”), mô phỏng các con thú.

52

Lịch sử của Hầu quyền

Truyền thuyết nói đến hầu quyền nhiều nhưng lai lịch, xuất xứ của môn võ này thì dường như bao quanh bởi một lớp sương mù. Có nhà nghiên cứu cho rằng chính Ngô Thừa Ân (1500 – 1581) đã cảm tác nhân vật Tôn Ngộ Không từ hầu quyền và người xưa lại dùng tích Tôn Ngộ Không để đặt tên cho một số chiêu thức của hầu quyền. Nếu đúng như vậy, hầu quyền ra đời trước Ngô Thừa Ân hay cụ thể là trước Tây Du Ký. Tuy nhiên, những ý kiến ngược lại cũng dựa trên tên gọi một số chiêu thức để lập luận rằng Hầu quyền còn “trẻ hơn” Tôn Hành Giả rất nhiều.

Tuy nhiên, vào thời Tây Hán (từ năm 202 trước công nguyên đến năm 8 sau công nguyên) đã lưu hành rồi và được phân chia làm hai loại: tượng hình và thủ ý. Loại trước mô phỏng hình thái và các cử động của các loài động vật đặc trưng và nhân vật là chính, theo đuổi tượng hình tính chiến đấu tương đối kém. Loại sau lấy ý ở những chỗ tương đối mạnh đặc thù trong chiến đấu của động vật để bổ sung cho các động tác thực trong các chiêu thức quyền thuật, tính chiến đấu tương đối mạnh và thực tiễn. Chủ yếu có hầu quyền, ưng trảo quyền, xà quyền, đường lang quyền, áp hình quyền, hổ hình quyền, báo hình quyền.

Như vậy, có thể kết luận rằng hầu quyền ở Trung Quốc đã có từ xa xưa, từ thời Tây Hán, nghĩa là trước khi Ngô Thừa Ân sinh ra. Hầu quyền truyền qua nhiều thế hệ, đã được bổ sung để ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Đặc điểm Hầu quyền

Trải qua nhiều đời truyền bá và phát triển, hầu quyền, túy quyền, địa đường quyền, ba loại quyền này tích hợp lẫn vào nhau và thu dụng các sở trường sở đoản của nhau, nội dung dần dần từ đơn giản bắt chước về hình thể lấy múa làm chủ mà chuyển hướng thành các phương pháp chiến đấu bằng tay không là chính trong chiêu thế và bài múa của võ thuật.Nhưng đặc điểm chung đều là nhẹ nhõm linh hoạt, hình tượng, đưa kỹ thuật của võ thuật vào trong hình dạng khỉ. Yêu cầu phải làm cho được “ngũ yếu” (năm điều cần) gồm: hình cần giống, ý cần thật, bước (bộ) cần nhẹ, phép (pháp) cần kín, thân cần (linh) hoạt.52-1

Giới võ thuật cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc truyền nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác các tuyệt kỹ của võ thuật phương Đông, trong đó Hầu quyền được thể hiện ở 22 chữ: cương, nhu, nhẹ, nhạy, mềm, khéo, tránh, nhanh, tỉnh, ôm, bắt, ngã, hái, ngắt, điêu, cầm, chụp, đội, buộc, trèo, đạp, bật là sự kết hợp của mắt, toàn thân, tay và bước đi.

Tóm lại, đặc điểm chung của hầu quyền đều là nhẹ nhõm linh hoạt, hình tượng, đưa kỹ thuật của võ thuật vào trong hình dạng khỉ.

Kỹ thuật chuyên môn trong Hầu quyền

Về mặt chuyên môn kỹ thuật, khi đi bài Hầu quyền, bộ pháp của người tập luyện sẽ không giống người bình thường mà mô phỏng theo 5 bước đi của loài khỉ kết hợp với các động tác võ thuật, đó là đi giật lùi, mã bộ, hư bộ, đinh bộ và quỵ bộ.Còn các động tác tay hay thủ pháp trong Hầu quyền thì có: tóm, duỗi, chọn, cắt, giảo (hoạt), bắt, khép, đẩy… Cước pháp là kỹ thuật sử dụng đòn chân trong Hầu quyền, gồm có: quấn, dậm, tạt, bật v.v… là các đòn chân.

Tuy nhiên, có thể nói là không thể cắt tách bạch ra thành từng phần kỹ thuật trong Hầu quyền, bởi vì các bộ phận từ tay, chân, thân thể, bước đi cho đến điệu bộ, ánh mắt… đều phải có sự kết hợp vơi nhau thật nhuần nhuyễn sao cho thật giống sinh hoạt của loài khỉ.

Do đó, Hầu quyền được chia thành các thế võ khác nhau, mô phỏng sự nhanh nhạy, mẫn tiệp của loài khỉ và được đặt tên theo đúng các hoạt động đó: rời động, nhòm ngó, xem đào, leo trèo, hái đào, chuyền cành, làm liều, giành giật, giấu đào, ngồi xổm, ăn đào, mừng rỡ, vui vẻ, kinh sợ, bỏ chạy, vào động v.v… hợp lại với các đòn thế chuyên môn của võ thuật để trở thành các động tác quyền thuật.

Trong từng thế võ, có thể bắt gặp các động tác vận động đặc trưng của loài khỉ, như: té ngã, vồ, chạy, quay mình,lúc di chuyển, hai tay chống xuống đất, thân người lom khom chao đảo, bước đi có tiến lên, giật lùi và sang ngang… Tuy nhiên, khỉ là loài rất linh hoạt nên động tác Hầu quyền mô phỏng dáng vận động của chúng di chyển nhẹ nhàng với mũi bàn chân, đan chéo chân, đan chéo chân tay.thường thấy ở loài khỉ.Tuy nhiên, đó không phải những động tác vận động đơn thuần mà là sự kết hợp chặt chẽ và liên hoàn và phải đạt đến trình độ hình tượng, chân ý, mật pháp, chuyển động nhanh mà nhẹ, cơ thể linh hoạt.

Nhãn pháp trong Hầu quyền

Trong số tất cả các thế võ của Hầu quyền, đối với các môn sinh võ thuật Việt Nam và Trung Quốc gian nan nhất có lẽ phải kể đến phần luyện mắt. Muốn luyện mắt, trước hết phải hiểu được đặc điểm của mắt khỉ.Mắt khỉ lúc nào cũng tròn xoe, loài khỉ có thói quen luôn luôn nhìn thẳng, khi cần quan sát vật khác, đối tượng khác không phải hướng trực diện, chúng sẽ quay đầu chứ không bao giờ đảo mắt.Khi luyện mắt, người tập võ phải trợn thì mắt mới tròn. Ban đầu, thời gian luyện tròn mắt ngắn, sau đó tăng dần thời lượng. Luyện trợn mắt xong, người học sẽ bắt đầu luyện nhắm mắt và kết hợp với các động tác, thế võ khác của Hầu quyền.52-2

Hầu quyền chiến đấu

Trong chiến đấu thực tế, cao thủ về Hầu quyền luôn áp dụng nguyên lý dĩ nhu thắng cương, thường kết hợp né tránh linh hoạt và tấn công hiểm hóc. Chiêu thức trong hầu quyền thường nhắm vào các yếu huyệt của đối phương như Mi Tâm, Thái Dương, Đan Điền, Tâm Hoa v.v., khiến hầu quyền trở thành một trong những bộ môn quyền thuật ác hiểm nhất.

Về khí giới thì gồm các bài múa hầu côn, hầu kiếm v.v..

Tố chất của người luyện tập Hầu quyền

Không phải ai cũng có thể luyện được thành côngHầu Quyền, các bậc thầy võ xưa nay thường lựa chọn những người có vóc dáng nhỏ nhắn, mảnh khảnh, nhanh nhẹn, thông minh, phù hợp với các động tác nhào lộn, nhảy đá gọi chung là Tụy Đường Công để truyền thụ Hầu Quyền.

Không giống như các loài khác, các chú khỉ thường rất nghịch ngợm và hiếu động, đặc điểm này trở thành bài toán khó đối với các môn sinh trong luyện tập cũng như biểu diễn Hầu quyền làm sao có thể lột tả hết thần thái tinh nghịch của loài vật tinh khôn này. Trong khi đi quyền chú trọng vào tay mắt chiếu cố nhau, chiêu liền thế liền, lên xuống nhẹ khéo, chân thân hợp nhất, nội ngoại tương hợp, công thủ liên tục khép kín.

Loài khỉ khác con người ở chỗ nó không có cổ nên chúng thường xuyên ở tư thế rụt đầu, thu vai và luôn tỏ ra rụt rè chứ không “ngẩng cao đầu” như con người. Do đó khi tập võ khỉ, người tập luyện Hầu quyền cũng phải học các động tác khom lưng, thu ngực, co chân của khỉ.

Xuất phát từ động tác của loài khỉ, người luyện Hầu Quyền cần chụm miệng, lưỡi đưa lên ngạc trên và hít thở bằng mũi trong suốt quá trình đi quyền.Ngoài ra, để uyển chuyển và linh hoạt bay nhảy, người học hầu quyền phải học cả khinh công và khí công.

52-3

Những cử chỉ hành động của loài khỉ, như: nhún vai, rụt cổ, khom lưng, gãi, khoèo tay, rũ cổ tay, gập gối,  cương, nhu, nhẹ nhàng, linh hoạt, mềm mại, khéo, nấp, né, vươn, co… đều trở thành những đòn võ lợi hại. Thần thái của con nhà võ khi đi bài Hầu quyền nhìn không khác một chú khỉ lém lỉnh, thông minh và nhanh nhẹn, động tác liên hoàn chặt chẽ, có tiết tấu, bước đi nhanh, nhẹ như khinh công, nhưng khi xuất thế để tấn công, gạt đỡ, tránh né cũng như phản công thì người sử dụng Hầu quyền luôn làm cho đối thủ kinh ngạc, ngỡ ngàng về sự nhanh nhẹn và tinh quái của thế võ Khỉ vậy.

Võ sư Hồ Tường
Tạo hình: HLV Trần Văn Tuấn – Môn phái Tân Khánh Bà Trà