“Nếu võ sĩ Boxing chán sàn đấu, anh ta nên thử chơi Hockey”

Thoạt nghe điều này có vẻ giống như một câu nói đùa. Hockey – bộ môn đánh bóng trên băng (hay còn gọi là “khúc côn cầu”) làm gì có liên quan đến môn võ thuật đối kháng phổ biến nhất hành tinh như Boxing?

“Bạo lực lên ngôi” khi những trò prank đi quá lố

Khoa học đã chứng minh Bạo Lực là phẩm chất…tốt của con người

 Rõ ràng rằng một võ sĩ Boxing khi chán võ đài và muốn tham gia Hockey, anh ta phải học lại từ đầu 100% hệ thống kỹ thuật và luật chơi. Chẳng có gì liên quan giữa Boxing và Hockey cả. Tuy nhiên, khi “chiến sự” nổ ra, anh ta chính là siêu sao của sân bóng, dù chỉ mới có 1 ngày xỏ giày trượt.

Trong bộ môn Hockey các cầu thủ có quyền… tấn công nhau thoải mái mà không phải chịu bất cứ hình phạt nào, thậm chí không có sự can thiệp của trọng tài. Tất cả những gì bạn cần làm đó là tháo bỏ găng tay, gậy và chờ… đối thủ sẵn sàng (các trường hợp đánh lén vẫn không được cho phép).

Nếu bạn nghĩ rằng đó chỉ là những cuộc ẩu đả thì… lầm to. Đứng trên đôi giày trượt băng, việc tung ra một cú đấm “ra hồn” còn khó gấp trăm lần việc bắt đầu một cuộc ẩu đó. Thậm chí, trong các giáo trình giảng dạy Hockey chuyên nghiệp, các cầu thủ còn được học các kỹ năng tấn công, tránh né, hay nắm giữ đối thủ để có thể đứng vững khi “giao chiến”. Và khi đó, những cú đấm uy lực của một người đã từng tập luyện Boxing chắc chắn sẽ trở thành lợi thế rất lớn.

Nghe có vẻ hơi bạo lực, nhưng đó là sự thật thú vị của bộ môn Hockey, nơi những cuộc ẩu đả diễn ra thường xuyên như những màn ghi điểm. Từ những điểm số gây tranh cãi, hay thậm chí chỉ đơn giản là… sau một ánh mắt thách thức của đối thủ, các cầu thủ Hockey luôn có cơ hội để trở thành một tay đấm “thứ thiệt”.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”107906″]

Phạm Vũ