Ngũ hình quyền trong võ thuật Trung Hoa

Ngũ hình quyền hay Ngũ hình là một thuật ngữ võ công truyền thống của Trung Hoa trên nền tảng Hình ý quyền (những võ công mô phỏng theo động tác của các loài động vật) trong đó được đặc trưng với sự mô phỏng động tác năm loài linh vật là Long (rồng), Xà (rắn), Hổ, Báo, và Hạc. Đây là hệ thống quyền công quan trọng bậc nhất của các phái võ phương Nam (Nam Phái) của Trung Hoa.1

Bài viết sau đây, xin giới thiệu về các đặc tính kỹ thuật, sức mạnh, sự phổ biến của từng lòai trong Ngũ hình quyền.

1.Hổ hình quyền.

2

Hổ quyền rất phổ biến trong võ thuật, là biểu tưởng cho võ thuật, đặc biệt là võ thuật cổ truyền phương Đông. Hổ quyền chú trọng vào sức mạnh, sự nhanh nhẹn, có điểm chủ tạo là một thể cốt mạnh mẽ, chú trọng vào xương cốt.

Kỹ thuật căn bản trong Hổ hình quyền là Hổ trảo. Các thế đánh bằng trảo thủ nổi tiếng là : Mãnh Hổ Hồi Đầu, Ngạ Hổ Khiên Dương, đặc biệt Lão Hổ Tiển Đầu, Mãnh Hổ Thôi Sơn.

3

Hổ quyền có xu hướng tấn công trưc tiếp, các ngón tay hơi co lại với nhau, và tay liên tục di chuyển tròn để đánh và áp đảo đối phương, mặc dù Hổ quyền chú trọng sử dụng tay nhưng đôi khi sử dụng những đòn đá tầm thấp.

2. Báo hình quyền.

4

Báo quyền là võ thuật mô phỏng theo động tác của loài báo, sự phổ biến của báo quyền không thua kém Hổ quyền trong võ thuật. Đặc điểm của Báo quyền chú trọng đến sự chính xác, tinh tế trong tấn công, kỹ thuật, hiệu quả, có khả năng tấn công chớp nhoáng, nhanh nhẹn  tốc độ nhưng không kém phần cương mãnh như Hổ quyền.

5 (2)

Báo quyền yêu cầu có sức mạnh dẻo dai, khả năng rút tay và chân lại nhanh chóng sau một cuộc tấn công. Báo quyền tấn công vào mô mềm và các khu vực quan trọng trên cơ thể, bao gồm cả tai, cổ, nách, hang, thái dương.

Trong hệ thống Ngũ hình quyền cổ điển Báo quyền có góp mặt, nhưng trong hệ thống Ngũ hình quyền cách tân thì không góp mặt, một phần do cơ bản những động tác của loài báo có phần giống với loài hổ. Do đó để tránh trùng lắp, người ta đã chọn Hổ hình quyền.

3.Hạc hình quyền

7

Hạc là biểu tưởng cho sự trường thọ, Hạc có bản chất thầm lặng. Do đó, mọi động tác trong Hạc hình quyền để triệt hạ hay chế ngự đối thủ đêu dung một lực tối thiểu, giữ khoảng cách với đôi thủ, tận dụng chiều dài của cánh tay và chân. Toàn bộ kỹ thuật Hạc hình quyền là những động tác xoay vòng. Tất cả đều nhu nhuyễn và được thư giản. Tuy nhiên, những động tác này sẽ bật ra một uy lực bất thần, chớp nhoáng ngay khi chạm vào mục tiêu, Hạc hình quyền chủ yếu tấn công vào vùng mềm như mắt, họng, tai, tim, hai bên đầu, xương sườn. Nổi tiếng trong Hạc hình quyền là những đòn mở rộng tương tự như cánh hạc xòe hay gọi là Hạc Dực. Triết lý này tương tự nhu Thái Cực Quyền của Võ Đang.

Luyện Hạc Hình Quyền là cách giúp cho võ sinh kiên thủ nội tăng và tăng cường sức mạnh về cả hai nội lực và ngoại lực, hướng tới sự cân bằng, tĩnh tại và biểu hiện là sự thăng bằng trong các động tác. Tác dụng của việc luyện tập là phát triển khi lực nội tại, đồng thời làm cứng chắc xương, và cơ bắp.

4. Xà Hình Quyền (Rắn)

8

Xà hình quyền hay còn gọi là võ rắn nhất mạnh tới sự chính xác. Khởi thủy trong tự nhiên, do thiếu tay, chân, loài rắn phải cử động bằng cách vặn bẻ ngoằn ngoèo toàn thân. Để tạo hiệu năng chiến đấu, loài rắn phải san lấp nhược điểm thiếu chân của mình bằng một số điều, chẳng hạn như: có thể cuộn mình và vươn thẳng đứng, như giống rắn hổ thường làm. Từ thế cuốn khúc này, với sự chính xác và một tốc độ nhanh, nó phóng thẳng về phía con mồi. Chính từ ngay sự xung kích và cử động bẻ vặn thân mình, rắn đã đạt tới một uy lực và sức mạnh lớn.

9

Cốt lõi của Xà Hình Quyền là phát triển và tăng bồi Khí lực, tức là một tinh thể cho phép tập trung và thấu chuyển uy lực vào các đòn đánh (các đòn chọc). Các thế võ từ đầu ngón tay của Xà hình quyền: Thanh Xà Xuất Động; Thủy Xà Thượng Diện. Mặc dù có vẻ mềm mại, mọi động tác của người sử dụng Xà Hình Quyền đều mau lẹ và mạnh mẽ, mục tiêu của Xà Hình Quyền là đôi mắt khuôn mặt và cổ họng. Khi được sử dụng bởi một cao thủ, sức mạnh của khí lực nội tại sẽ tạo nên một uy lực có thể lớn nhiều lần sức mạnh bình thường của con người.

5. Long Hình Quyền (Rồng)

10

Rồng được xem là con vật tượng trưng cho sức mạnh, thông minh, linh thiêng.

Long Hình Quyền chú trọng vào trảo thủ (khống chế, khóa, vặn) và chưởng pháp, nổi tiếng với nhiều trảo thủ khác biệt như: Thần Long Triển Trảo; Kim Long Thí Trảo; Thần Long Nhập Hải. Mặc dù Trảo Thủ thường được sử dụng nhiều nhất trong Long Hình Quyền nhưng các đòn đánh bằng Quyền và Chưởng vẫn được lưu ý tới. Các thế Quyền đặc sắc trong Long Hình Quyền là: Long Bái Vĩ; Thanh Long Xuất Hải; Kim Long Vọng Nhật…

11

Long hình quyền nằm trong hệ thống ngũ hình quyền cổ điển nhưng hệ thống ngũ hình quyền sau này không có sự hiện diện. Một phần bởi hình tượng con rồng là sản phẩm của trí tưởng tượng nên động tác khó hình dung để mô phỏng, mặt khác về cơ bản thì con rồng Trung Hoa là dạng rắn do đó những động tác tinh túy đã được thể hiện trong xà hình quyền.

Huỳnh Chánh (Tổng hợp)