Ngựa chiến – thứ vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh (kì 1)

Ngựa là động vật được sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến nhất là chiến tranh thời cổ. Ngựa được sử dụng rộng rãi cho các chiến binh, kỵ binh trong các trận chiến tay đôi hay các trận đánh tập kích, đột phá cũng như sử dụng để do thám, thông tin liên lạc, vận chuyển…

Điểm danh những con ngựa nổi tiếng trong lịch sử chiến tranh
Tìm hiểu về nghi thức cưỡi ngựa bắn cung của những Samurai Nhật Bản (Kì 1)

Tìm hiểu về nghi thức cưỡi ngựa bắn cung của những Samurai Nhật Bản (Kì 2)
Những con ngựa chiến vang danh nhất hành tinh

Một kỵ sĩ trên lưng ngựa
Một kỵ sĩ trên lưng ngựa

Ngựa gắn với lịch sử chiến tranh một cách lâu dài của loài người, gắn liền với tên tuổi của các binh chủ kỵ binh, kỵ xạ, thám mã… và hình ảnh con ngựa còn gắn liền với các tướng lĩnh nhất là các võ tướng trên chiến địa, gắn liền với hình ảnh của những chàng dũng sĩ trong chiến đấu, săn bắn… Ngựa trong chiến tranh được gọi là ngựa chiến hay chiến mã.

Sự phát triển của loài ngựa trong lịch sử

Loài ngựa sống trong thời đại đồ đá thì ngựa chỉ là con mồi để săn bắn làm thức ăn. Sau khi được loài người thuần dưỡng, với những ưu thế đặc dụng của mình, ngựa phục vụ rất nhiều cho con người không chỉ là sức kéo chủ lực của người lao động (chủ yếu là ở châu Âu) mà còn là vật cưỡi của những tướng lĩnh, quan viên, những chàng kị sĩ, Hiệp sĩ, công tử, những sĩ tử đỗ đạt cao được vinh quy bái tổ (ở Phương Đông)… Đặc biệt, ngựa đóng một vai trò rất lớn trong lịch sử chiến tranh.

Kỵ xạ thế kỷ 17. Chạm gỗ cảnh săn hổ- đình Hạ Hiệp-Hà Tây.
Kỵ xạ thế kỷ 17. Chạm gỗ cảnh săn hổ- đình Hạ Hiệp-Hà Tây.

Con người thuần hóa ngựa sớm nhất cách đây 5.500 năm ở Kazakhstan và sự phổ biến của ngựa trên khắp lục địa Á – Âu đã sớm dẫn đến việc sử dụng chúng trong chiến tranh quy mô lớn. Vào thời đại đồ đồng (khoảng 3000 năm trước Công nguyên), nhiều bộ lạc châu Á rồi sau đó là Bắc Âu và Tây Âu đã bắt đầu thuần hóa ngựa hoang. Họ buộc chúng vào xe và cưỡi trên lưng chúng. Những ai có ngựa nuôi thường đi được xa hơn, buôn bán với các bộ lạc khác thuận lợi hơn, săn bắn được xa hơn và bắt đầu tiến hành chiến tranh để cướp đất đai.

Xe ngựa kéo của người Ai Cập
Xe ngựa kéo của người Ai Cập

Người Ai Cập và Trung Quốc cổ đại đã sử dụng xe ngựa kéo như một dạng chiến đấu cơ ổn định, trước khi sáng chế ra một yên cương và bàn đạp giúp tăng hiệu quả chiến đấu của chiến mã và giữa cho người cưỡi giữ thăng bằng, ổn định và không bị ngã ngựa. Các hiệp sĩ mặc áo giáp trên lưng ngựa với một thanh kiếm hoặc giáo, thương, đại đao hoặc các vũ khí đánh xa khác có thể gây nguy hiểm và chống lại hầu hết các loại lính chạy bộ.

Ngựa chiến Trung Quốc
Ngựa chiến Trung Quốc

Việc sử dụng chiến thuật ổn định từ ngựa chiến được đóng yên cương và bàn đạp chân đã cho phép người Mông Cổ có thể tấn công và bắn tên hiệu quả từ trên lưng ngựa (nhất là các kỵ xạ), đồng thời đem đến cho họ sự linh động để chinh phục phần lớn các vùng đất đã biết đến trên thế giới. Sự xuất hiện của ngựa trên các chiến trường thường báo hiệu sự khởi đầu của kết thúc đối với các nền văn minh thiếu phương tiện hỗ trợ quân lính tương tự. Vai trò chính của ngựa trên chiến trường vẫn không giảm sút cho tới kỷ nguyên chiến tranh hiện đại, khi xe tăng và súng máy nhập cuộc.

Ngựa Bucephalas của Alexandrer
Ngựa Bucephalas của Alexandros

Trong lịch sử có nhiều con ngựa vang danh lịch sử như con ngựa Bucephalas của Alexandros Đại đế, ngựa Xích Thố (hay Xích Thố mã) của Lã Bố và Quan Vân Trường, ngựa Đích Lư của Lưu Bị, con ngựa trắng của Julius Caesar con ngựa ô (Ô Truy) của Hạng Vũ, của Nguyễn Hữu Cầu, lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống chúa Trịnh, ngoài ra có thể kể đến con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương trong truyền thuyết Việt Nam và con ngựa thành Troia của người Hy Lạp.

Còn tiếp…

Tô Thiện (tổng hợp)