Người phương Tây nói gì về niềm đam mê kungfu?

“Đối với tôi, học kung fu Thiếu Lâm giống như nằm trên bãi biển và tận hưởng ánh nắng mặt trời. Mỗi lần từ Thiếu Lâm Tự trở về Moscow, tôi cảm thấy bản thân như trẻ ra”, đó là lời chia sẽ của anh Kojevnikoff, 22 tuổi một sinh viên đại học ở Moscow.

Kojevnikoff đã đến Thiếu Lâm tự 4 lần để học môn võ Kungfu, niềm đam mê võ thuật của anh xuất phát từ khi mẹ anh gửi đến chùa Thiếu Lâm để tham gia khóa đào tạo võ thuật từ khi anh còn rất nhỏ.

lam gian co the va gan cot truoc khi luỵen kungfu
Cale Klesko được hai người bạn giúp làm ấm cơ thể, giãn gân cốt trước khi bắt đầu học kung fu.

Kojevnikoff chỉ là một trong số hơn 2.000 người nước ngoài đến Thiếu Lâm Tự mỗi năm để học kung fu. Số lượng khách thập phương đến ngôi chùa Thiếu Lâm thường tăng lên đỉnh điểm vào kỳ nghỉ hè.

Cale Klesko (người Canada) 30 tuổi cho biết đến Thiếu Lâm để luyện tập kung fu và tìm hiểu văn hóa Trung Quốc: “Kung fu giúp tôi giữ cơ thể và trí óc cân bằng”.

Virginia Suen đến từ Hong Kong cho biết cô học kung fu để khiến bản thân mạnh mẽ hơn. “Tôi cảm thấy tinh thần trở lên tốt hơn sau khi tập kung fu” trợ lý 42 tuổi Suen làm việc tại một công ty đầu tư cho biết.

kojevnikoff luyen kungfu o chua thieu lam
Kojevnikoff luyện tập kung fu ở chùa Thiếu Lâm vào ngày 3/7/2014.

“Kung fu không chỉ thuộc về Trung Quốc. Nó là tài sản của thế giới. Nó giúp chúng ta có cơ hội để hiểu nhau hơn. Chúng ta nên cảm ơn kung fu”, Rogov Viaches Lav – người quản lý trung tâm Damo dạy kung fu ở Nga nói.

Hong Hao – người đứng đầu bộ phận giáo dục thể chất tại Đại học Hà Nam cho biết rằng sự kết hợp kung fu Thiếu Lâm với chân lý của Phật giáo, trong đó nhấn mạnh thiền định đã trở nên phổ biến ở phương Tây.

Võ thuật Thiếu Lâm có thể giúp mọi người ở phương Tây – đối tượng thường bị xoáy vào nhịp sống hối hả, cạnh tranh có thể sống chậm hơn, tận hưởng cuộc sống và giá trị của bản thân.

Vothuat.info (tổng hợp)