Những lợi ích thiết thực từ võ thuật trong cuộc sống

Học võ thuật để chiêm nghiệm đạo lý trong võ học. Từ đó mở rộng ra đời sống thường nhật. Sử dụng tất cả mọi kỹ năng có được để sống và hoàn thành lý tưởng – an lạc và hạnh phúc.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến khi từ biệt trần gian để bắt đầu cho một quá trình tồn tại khác. Con người luôn phải đối mặt với nhiều biến cố, phải tìm kiếm chân lý, và không ngừng đặt ra những câu hỏi để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời, để rồi từ đó thấu đạt con đường đi đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là mục đích cuối cùng của đời người. Con người phấn đấu trên mọi mục tiêu. Từ giàu sang đến danh vọng, đạo đức và trí tuệ cũng chỉ để con người trực nhận sự thỏa mãn và sung sướng (hạnh phúc) dù chỉ trong khoảnh khắc. Để đi đến hạnh phúc cần phải có một chiếc cầu bắt qua dòng sông nước đang chảy siết. Cầu phải vững, phải chắc thì mới trụ nỗi, mới đưa nguyện vọng của mình đến đích. Vậy chiếc cầu đó là gì?

kendo_artwork178

Chiếc cầu đó không có một hình thể chung nhất cho mọi người. Có người cần chiếc cầu hình khối, người lại cần một chiếc cầu bằng pha lê, người lại cần chiếc cầu vô hình. Chỉ là một chữ trừu tượng.
Chiếc cầu của bạn được xây trên những động tác và nền tảng đạo học từ những hoạt động đó. Hiệu quả từ những hoạt động thể chất lành mạnh mang lại cho đời sống ngày một thăng hoa. Hoạt động võ thuật chính là một trong những chiếc cầu mà tôi muốn nói đến.

Võ thuật và trí não có liên quan gì tới nhau? Câu trả lời là có và liên quan rất mật thiết. Hoạt động trí não và thể lực là hai mặt âm dương thống nhất trong một chỉnh thể. Âm dương phải hòa hợp thì vạn vật mới sanh sôi nảy nở, tài năng mới có điều kiện tốt để phát triển. Ngày nay mặc nhiên ai cũng thống nhất rằng một nền giáo dục tốt phải là một nền giáo dục cân bằng và hài hòa. Phát triển trí não phải đi kèm với phát triển thể chất nếu không nòi giống sẽ bị suy kiệt. Nền giáo dục tuân thủ tư duy khoa học biện chứng. Không chỉ chuyên dạy những ngành nghề cụ thể mà còn giảng dạy những kiến thức phổ quát về đắc nhân tâm, tính nhân văn, đạo đức… Học vậy mới gọi là học thật sự, không phải học để làm cái máy. Những điều này càng cho thấy mọi mặt đối lập đều có sự liên hệ và thống nhất với nhau. Mặc dù nhìn bề ngoài thì thấy không liên quan đó nhưng đi sâu mới thấy sự gắng kết chặt chẽ. Hoạt động võ thuật không chỉ giúp trí não được rèn luyện, trở nên minh mẫn hơn mà còn rất hài hòa.

wushu_2_by_artanda-d5l3pll

Chúng ta biết rằng đại não của con người được chia làm hai phần chính: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái chỉ huy các hoạt động thiên về tính toán logic, ngôn ngữ, giao tiếp, lý trí… và điều khiển một nửa phần thân bên phải. Trong khi bán cầu não phải lại đảm nhiệm các chức năng thiên về tính trực giác, sáng tạo, nghệ thuật, cảm tính… và điều khiển phần thân bên trái. Thời đại ngày nay vai trò của não phải lại càng trở nên quan trọng hơn khi cuộc cách mạng máy tính đã đưa sức mạnh của tư duy logic lên cao nhất. Hiện nay các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ đang có chiến lược phát triển giáo dục theo hướng sáng tạo thiên về não phải hơn để chuyển khâu tính toán sang các nước đang phát triển, họ chỉ tập trung vào ý tưởng và sáng tạo. Bán cầu nào thì cũng quan trọng cả, để hài hòa cần phát triển cả hai bên. Các hoạt động võ thuật đòi hỏi người tập phải sử dụng hai tay và hai chân linh hoạt, phần thân bên trái và phải đều được sử dụng thường xuyên. Điều này rất tốt cho hai bán cầu não, vì những động tác đòi hỏi kỹ thuật cao và dày công khổ luyện lại đòi hỏi phải sử dụng trí não hai bên cân đối. Xét về mặt khoa học chúng ta không cần phải tập viết tay trái, không cần phải bấm phím đàn mà vẫn điều khiển tay chân như một bài tập để rèn luyện hai bán cầu não hài hòa. Tiếp đến là sự tập trung cao độ, đây là bài tập giúp tư duy trực giác phát triển, giống như cách mà những thiền sư đã thực hành, chúng ta tập trung vào động tác cũng giống như chúng ta theo dõi hơi thở. Một thời điểm nào đó chúng ta không nghĩ gì cả ngoài võ thuật, tập trung và tập trung. Các võ sỹ Samurai luôn nhấn mạnh vai trò của trực giác, khi sinh mạng chỉ như cánh hoa anh đào mỏng manh, đòi hỏi con người ta phải tập trung và không có thời gian cho những suy nghĩ. Cái đó phải cầu đến bản năng, đến trực giác, sự cảm nhận. Võ thuật giúp chúng ta rèn luyện trực giác nhạy bén của mình, và trước tiên chúng ta phải hiểu về nó đã. Sẽ có những thời điểm, những quyết định của chúng ta cần trực giác, bản năng hơn là phân tích. Những võ sỹ chân chính là những thiền sư. Võ thuật sẽ giúp chúng ta khám phá chính mình. Khai mở những tiềm năng trong con người bạn. Các bạn chưa đạt được bởi vì các bạn chưa tìm thấy chính mình đó thôi. Hãy tin rằng: “Sức mạnh của lòng kiên trì sẽ đưa chúng ta vượt qua những đại dương dậy sóng”.

Karate1w

Từng đoàn kiến đang tha mồi về tổ. Miệt mài! Và miệt mài. Nói đến võ thuật là nói đến sự bền bỉ và đức kiên nhẫn. Phàm đã làm việc gì dù lớn hay bé, người có lòng kiên nhẫn ắc sẽ thành công. Người có sự kiên nhẫn, bền gan là người mạnh nhất dù đó là một cuộc cách mạnh, hay chỉ đơn giản là việc theo đuổi một ngành nghề. Võ thuật dạy cho chúng ta biết phải kiên nhẫn trong những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta không thể vội vã, đó là một buổi chiều hoàng hôn đợi người yêu, hay đối diện với một biến cố tàn khốc, kiên nhẫn và không đánh mất chính mình. Một kỳ thủ luôn phân tích mỗi nước đi của đối phương và chính nước đi của anh ta, không vội vã đặt quân cờ khi chưa chắc chắn, không đánh bừa và điềm tĩnh. Võ thuật cũng giống như kỳ đạo, tập sự điềm tĩnh, thắng không kiêu bại không nản. Cuộc sống và lý tưởng đòi hỏi các bạn phải thực hiện bằng tài năng của chính mình. Nhà nho có câu: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, phàm làm việc gì trước phải tu thân đã, phải rèn luyện cho mình những đức tính để chèo lái con thuyền sóng gió. Võ thuật quý ở chữ tâm hơn chữ tài. Có tâm ắc hẳn đi đến đạo. Con người an lạc và từng bước đi tới thành công.

Võ thuật luôn đi kèm võ đạo. Bởi linh hồn và thể xác là một ngọn nến đang cháy. Hãy hâm nóng bầu nhiệt huyết của mình. “Karate nếu ngừng hâm nóng sẽ nguội lạnh”. Con người có ba đức tính nền tảng để đi đến hạnh phúc: lòng bao dung, sự khiêm tốn, và đức kiên nhẫn. Tổ sáng lập môn phái không bao giờ quên dặn dò chúng ta phải tu dưỡng rèn luyện được nhân cách sáng như trăng rằm – tâm tĩnh như nước hồ thu. Biết rằng cuộc sống nhiều biến động, tâm tính con người như trăng tròn lại khuyết nhưng cứ mỗi lần bị đánh bại chúng ta lại đứng lên làm lại giống như con đường của ngài Lincoln. Không thất bại nào có thể thổi tắt nọn hải đăng trong con tim người võ sỹ. Karate-Do đơn giản, hiệu quả, cuộc sống cũng đơn giản như vậy, nhưng ẩn sâu bên trong là đỉnh núi thiêng hùng vỹ, nơi hung đúc những giá trị tinh thần.

12a0dcaa44408e6367ef85bc1f30ceff

Học võ để chiêm nghiệm đạo lý trong võ học. Từ đó mở rộng ra cuộc sống thường nhật. Sử dụng tất cả mọi kỹ năng có được để sống và hoàn thành lý tưởng – an lạc và hạnh phúc.

Chúc các bạn thành công!

V.Đ – tổng hợp