Nữ chiến binh thần bí trong Giáp Cốt văn (kì 1)

Kì 1. Một bậc vương hậu được biết đến như một nữ chiến binh kiệt xuất

Thân phận vị nữ chiến binh này được làm rõ và được biết đến sau khi nhóm nghiên cứu khảo cổ An Dương, Viện Khoa học Trung Quốc khai quật được mộ của bà.

Năm 1976, khi nhóm nghiên cứu khảo cổ An Dương, Viện Khoa học Trung Quốc đang tiến hành việc san bằng đất đai trên một ngọn đồi nhỏ ở phía tây bắc thôn Tiểu Đôn thì phát hiện ra một ngôi mộ. Đó chính là ngôi mộ của Phụ Hảo. Một người phụ nữ mà rất nhiều mảnh mai rùa khắc tên bà được tìm thấy trong một cuộc khai quật vào năm 1936. Vì vậy, nhóm nghiên cứu khảo cổ này đã rất vui mừng cho rằng ngôi mộ này nếu được khai quật có thể nói rõ ràng tất cả mọi thứ liên quan đến người phụ nữ tên là Phụ Hảo đầy bí ẩn này. Từ các đồ vật làm bằng ngọc thì chủ nhân của ngôi mộ phải là một phụ nữ quý tộc thượng lưu. Tuy nhiên, ngay sau đó, trong ngôi mộ lại có một số lượng lớn binh khí, bao gồm một cái rìu bằng đồng, hai bên được trang trí với những hình ảnh hổ đánh con người, đó là biểu tượng của người chỉ huy tối cao trong quân đội. Từ những vật dụng đó thì đây phải là ngôi mộ của một vị tướng.

giap cot van

Hình như trên mỗi loại binh khí đều có khắc một cái tên. Và hiển nhiên là tên chủ nhân của ngôi mộ này. Đó không phải là ai khác mà chính là vị vương hậu Phụ Hảo nổi tiếng trong thiên hạ. Chúng làm cho lịch sử của giáp cốt văn càng rõ ràng minh bạch hơn. Từ những món đồ được chôn trong gò đất, người ta dần nhận ra Phụ Hảo đúng thật là một nữ tướng quân có chiến công hiển hách, chiếc rìu bằng đồng được khai quật lên có kỹ thuật rất công phu, đường nét mạnh mẽ. Nếu không phải là một Thượng tướng quân thì không có tư cách sử dụng loại binh khí như thế này.

Trên một cái đỉnh khai quật được thì có khắc chữ Tư Mẫu Tân. Căn cứ theo những công trình nghiên cứu khảo cổ thì đó là miếu hiệu của Phụ Hảo sau khi chết. Và dựa vào vào phong tục của đời Thương thì người mà có thể lấy Thiên Can đặt tên cho miếu hiệu thì chỉ có bậc quốc vương và vương hậu mà thôi.

Thế là việc khai quật ngôi mộ này đã làm rõ tất cả những suy luận về Phụ Hảo. Phụ Hảo không chỉ là một vị hoàng hậu mà còn là một nữ tướng quân với chiếc rìu bằng đồng trong tay. Trong những cuộc chiến tranh Vũ Đinh tiến hành nhằm chống lại sự quấy nhiễu của các bộ tộc, quốc gia xung quanh, có lúc Phụ Hảo làm tướng tiên phong, có lúc một mình thống lĩnh đại quân. Trong cuộc chiến chống Khương Phương, bà đã chiêu mộ một vạn ba ngàn quân, tự mình mình thống soái chỉ huy. Bà còn tham gia chỉ huy chiến đấu những trận đánh lớn với Thổ PhươngBa PhươngĐông Di. Trong trận đánh với Ba Phương, bà đã dẫn quân bày trận mai phục, chờ quân của Vũ Đinh dánh đuổi Ba Phương vào trong vòng mai phục, lập tức xông ra tấn công tiêu diệt, lập đươc chiến công lẫy lừng, là trận phục kích được ghi chép sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Vị vương hậu nắm giữ chiếc rìu chiến này đã biến mất trong lịch sử hơn 3 ngàn năm nay, ngay cả Sử Ký cũng không đề cập đến tên của bà.

phu hao
Binh khí tùy thân của Phụ Hảo

Sau 3 ngàn năm với 2 lần tình cờ phát hiện cách nhau 40 năm, thân phận cũng như những chiến công của bà được giới chuyên môn nghiên cứu làm rõ. Là  một trong 60 phi tần của vua Vũ Đinh, nhưng bà rất được nhà vua yêu thương và tín nhiệm. Tuy là bậc Vương hậu nhưng bà cũng là một vị tướng lĩnh tài ba, nắm đại quyền về quân sự, chinh nam phạt bắc. Và bà đã trở thành hình ảnh cụ thể nhất của triều đại nhà Thương xuất hiện trong con mắt người đời nay.

Còn tiếp…

Ngọc Hiếu