Tiêu chí nào để một môn võ thuật đối kháng xuất hiện tại Olympic

Thế giới có hàng trăm môn võ đang tồn tại, trong đó có lẽ hơn một nửa là các môn có khả năng thi đấu đối kháng (hoặc đã hình thành môi trường thi đấu đối kháng). Dẫu vậy, cho đến hiện nay chỉ có 6 môn thể thao – võ thuật đã xuất hiện tại Olympic. Điều gì khiến cho môi trường Olympic “khó tính” đến vậy?

MMA tại Olympic? Quên chuyện đó đi!

Cơ hội nào cho bộ môn Jiujitsu tại đấu trường Olympic

Trước hết, cần hiểu rằng việc Olympic chấp nhận một bộ môn thi đấu sẽ là bước ngoặt lịch sử đối với bộ môn đó. Taekwondo, Fencing, Judo, Vật (tự do và Greco Roman), và Boxing – 6 môn võ thuật đối kháng hiện tại ở Olympic chính là ví dụ rõ ràng nhất. Olympic là đích đến danh giá, là động lực để kéo toàn bộ cộng đồng phong trào của một môn thể  thao trên toàn thế giới phát triển, huy động các nguồn lực cấp nhà nước đầu tư vào đó. Olympic quan trọng đến mức đối với một số nền thể thao như Việt Nam, các môn thi đấu Olympic được “quy hoạch” với những điều kiện đầu tư tốt hơn hẳn.

Olympic – đấu trường danh giá mà mọi quốc gia, mọi bộ môn và mọi VĐV đều muốn góp mặt.

Đương nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Đối với Olympic, một môn võ thuật đối kháng khi thỏa mãn được tất cả những điều kiện sau đây đều được xem là một môn thể thao chuyên nghiệp và có quyền xin tham gia Thế vận hội:

  • Có liên đoàn cấp thế giới, chịu trách nhiệm tuyệt đối về mọi vấn đề của bộ môn trên phạm vi thế giới, và tổ chức này không chịu tranh chấp từ bất cứ liên đoàn tương tự nào. IOC (Ủy ban Olympic) sẽ xác nhận tính pháp lý của tổ chức này và làm việc với tổ chức này về mọi vấn đề của bộ môn khi tổ chức thi đấu.
Mỗi môn thể thao cần có một tổ chức đại diện cấp quốc tế để trực tiếp làm việc và chịu trách nhiệm với IOC.
  • Bộ môn phải được phổ biến ở cấp độ toàn cầu và đã có mặt ở hầu hết các giải thi đấu cấp khu vực – thế giới như Đại hội thể thao các châu lục, cấp khu vực (như SEA Games của Đông Nam Á hay Pan American Games), Đại hội thể thao sinh viên thế giới, World Games…
Jiujitsu – một môn thể thao đối kháng phát triển cực thịnh trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn vướng phải rất nhiều yêu cầu khắc nghiệt của IOC.
  • Bộ môn có sự hoạt động trên 12 năm với các hoạt đông thi đấu cho đầy đủ các VĐV nam và nữ giới. Ngoài ra, bộ môn phải có riêng một giải đấu quốc tế với trên 16 quốc gia tham dự, và hầu hết 16 quốc gia này phải có giải cấp quốc gia riêng của mình.
  • Phải chứng minh được sức ảnh hưởng truyền thông của mình thông qua thông số các sự kiện từng được tổ chức, số người tham gia, số khán giả, các hoạt động truyền thông của bộ môn.
  • Có riêng Ủy ban Vận động viên.
  • Có sự cân bằng tỷ lệ giới tính vận động viên. Một bộ môn chủ yếu chỉ có nam giới (hoặc nữ giới) tham gia sẽ không được quyền tranh tài tại Olympic.
Oympic quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới trong thể thao nữa nhé!
  • Được công nhận và nằm dưới sự kiểm soát của WADA (Ủy ban phòng chống doping thế giới)
  • Có điều kiện tài chính ổn định (được xác định bởi tổ chức thế giới hoặc quốc gia “bảo lãnh” cho bộ môn như Nhật Bản đã làm với Karate). Việc tổ chức thêm một môn thi đấu tại Olympic có thể tiêu tốn đến con số hàng trăm ngàn đô-la, và nước chủ nhà cũng như IOC luôn cần sự hỗ trợ tài chính nhất định của các tổ chức quản lý bộ môn.
  • Có kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của bộ môn. Olympic đòi hỏi sự ổn định cao, việc chọn thêm – bỏ một môn thể thao luôn đòi hỏi sự thảo luận phức tạp từ nhiều tổ chức liên quan. Nếu một bộ môn không có khả năng phát triển ổn định để có mặt dài hạn tại Olympic cũng như duy trì được sự phát triển riêng ở cấp độ quốc tế, bộ môn đó gần như không có cơ hội đặt chân vào Olympic.

https://www.youtube.com/watch?v=lOtFYI307X0

Phạm Vũ