Truyện kiếm hiệp Kim Dung quy tụ cao thủ võ lâm (Kì 2)

Thiếu Lâm tam thần tăng (Ỷ thiên đồ long ký)
Trong Ỷ thiên đồ long ký, tam đại thần tăng từng có cuộc chiến bất phân thắng bại với Trương Vô Kỵ, về sau cuộc chiến giữa cả 3 và Trương Vô Kỵ cùng Chủ Chỉ Nhược cũng dừng lại khi không phân được cao thấp.

Hoàng Sam nữ tử (Ỷ thiên đồ long ký)

Hoàng Sam nữ tử hay thường được gọi là Dương cô nương. Võ công của Hoàng Sam nữ tử đã đạt mức thượng thừa. Vị cô nương này tuy mới chỉ là một thiếu nữ nhưng công phu không thể xem thường.

 Lưu Thi Thi với tạo hình Hoàng Sam Nữ Tử trong Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký. 
Lưu Thi Thi với tạo hình Hoàng Sam Nữ Tử trong Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký.

Nàng còn luyện thành công Cửu âm chân kinh và có khả năng thi triển tuyệt kỹ Cửu âm bạch cốt trảo dễ dàng hoàn thiện trên cơ Chu Chỉ Nhược đến vài lần, điều này chứng tỏ võ công phái Cổ Mộ sau khi được Dương Quá và Tiểu Long Nữ phát triển đã đạt tới những cảnh giới mới, đa dạng hơn.

Cừu Thiên Nhận (Thần điêu hiệp lữ và Anh hùng xạ điêu)

Trong Anh hùng xạ điêu, Cừu Thiên Nhận là Bang chủ Thiết Chưởng Bang, biệt hiệu Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu, nổi tiếng với tuyệt chiêu ‘Thiết Chưởng’ và công phu ‘Thủy thượng phiêu’ (môn khinh công đi trên mặt nước).

2

Lâm Triều Anh (Thần điêu hiệp lữ)

Lâm Triều Anh là người sáng lập ra phái Cổ Mộ. Bí kíp chân truyền của phái Cổ Mộ là Ngọc nữ tâm kinh, ghi lại những võ công tâm đắc nhất của Lâm Triều Anh.

Đồ tôn của Lâm Triều Anh là Tiểu Long Nữ và Dương Quá đã phát huy được võ học của bà, luyện thành Ngọc nữ kiếm pháp với tuyệt chiêu Song kiếm hợp bích oai trấn giang hồ.

Hoàng Dược Sư (Thần điêu hiệp lữ và Anh hùng xạ điêu)

Hoàng Dược Sư, hiệu Đông Tà, biệt hiệu Hoàng Lão Tà, là đảo chủ đảo Đào Hoa, tính tình quái dị, cô độc, làm mọi việc theo ý mình, thường chê bai cổ nhân. Võ công của ông cũng rất cao siêu, nhanh, chuẩn, lạ và đẹp.

Hoàng Dược Sư - Huỳnh Thu Sinh trong Anh hùng xạ điêu 2008.
Hoàng Dược Sư – Huỳnh Thu Sinh trong Anh hùng xạ điêu 2008.

Các môn tuyệt kỹ của Hoàng Dược Sư là Lạc Anh thần kiếm chưởng, Ngọc Tiêu kiếm pháp, Đàn chỉ thần công, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ, Hoàng Phong Tảo Diệp Thoái Pháp và Bích Hải Triều Sinh Khúc.

Hoàng Dược Sư từng làm một đôi câu đối về võ công của mình: ‘Đào hoa ảnh lạc bay thần kiếm – Bích hải triểu sinh trỗi ngọc tiêu’.

Lý Thu Thủy (Thiên Long Bát Bộ)

Lý Thu Thủy là sư muội của Vô Nhai Tử và là tình địch của Thiên Sơn Đồng Lão. Về sau, Lý Thu Thủy là Hoàng Phi của Hạ Cảnh Tông Lý Nguyên Hạo, khi con trai đăng cơ, Lý Thu Thủy trở thành Thái Hoàng Phi.

4

Ngoài nhan sắc tuyệt đỉnh, Lý Thu Thủy còn có võ công cao cường, nổi tiếng với Tiểu vô tướng công, Hàn tụ phật huyệt, Bạch xà chưởng lực, Truyền âm sưu hồn đại pháp.

Nhất Đăng đại sư (Thần điêu hiệp lữ và Anh hùng xạ điêu)

Nhất Đăng đại sư là một nhân vật có thật trong lịch sử. Tên thật của Nhất Đăng đại sư trước khi xuất gia là Đoàn Trí Hưng, vốn là vị vua thứ 18 nước Đại Lý, tại vị từ năm 1172 – 1200.

5
Trong kỳ Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng với tuyệt kỹ gia truyền nhà họ Đoàn là Nhất dương chỉ đã trở thành một trong Thiên hạ ngũ tuyệt, hiệu xưng là Nam Đế uy danh lừng lẫy võ lâm.

Về sau, ông đã dùng công phu Nhất dương chỉ của mình cứu sống Hoàng Dung nhưng nhờ có khẩu quyết của Cửu âm chân kinh mà không bị tổn hao công lực.

Trong Thần điêu hiệp lữ, Nhất Đăng đại sư xuất hiện giúp Tiểu Long Nữ khi này đang bị trọng thương kéo dài cuộc sống rồi cùng sư đệ của mình đến Tuyệt tình cốc để tìm thuốc giải độc Hoa tình.
Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, Nhất Đăng đại sư tiếp tục được bầu vào Thiên hạ ngũ tuyệt, hiệu là Nam Tăng.

Theo VTC News