Tuyệt kỹ khinh công của Thiếu Lâm Tự có khi nào?

Một số tài liệu Phật giáo cho biết, vào năm 527 trong lúc tới thăm Thiếu Lâm Tự ở Tây Tạng và dạy các nhà sư ở đó thuật điều khiển năng lượng cơ thể, vị cao tăng Bồ Đề Đạt Ma của phái võ Thiếu Lâm đã trổ tài khinh công…

Ấn tượng nhà sư Trung Quốc khinh công trên mặt nước
Ấn tượng tuyệt kỹ khinh công của võ Việt Thiên Môn Đạo

Một số tài liệu Phật giáo cho biết, vào năm 527 trong lúc tới thăm Thiếu Lâm Tự ở Tây Tạng và dạy các nhà sư ở đó thuật điều khiển năng lượng cơ thể, một điều kiện quan trọng để có thể thi triển khinh công, vị cao tăng Bồ Đề Đạt Ma của phái võ Thiếu Lâm, đã trổ tài khinh công trên không hàng giờ trước sự chứng kiến của các đồ đệ.

Khinh công là một loại thân pháp tối quan trọng trong võ thuật, vì khi chiếm được thế tấn công ở độ cao thì sẽ tạo ra uy lực vũ bão, phi như rồng lượn cước như hổ vồ. Bởi thế các đại môn phái nổi tiếng Trung Quốc đều tôi luyện khinh công.

Nhưng nổi tiếng hơn là chạy trên mặt nước của vị võ tăng cao thủ này, một tuyệt kỹ mà truyện kiếm hiệp của Kim Dung gọi là “Thủy thượng phiêu” hay cũng còn có cách gọi khác là Nhất Vi Bộ Giang (Một bước qua sông).

Tuyệt kỹ được thi triển khi cao tăng Bồ Đề Đạt Ma rời bỏ Lương Võ Đế, sang Bắc Ngụy phải vượt qua trở ngại lớn là con sông Trường Giang kỳ vĩ, ông đã phi hành trên mặt nước giữa khói sương huyền ảo chỉ với một cọng cỏ lau đủ để thấy trình độ khinh công đã đạt đến mức Thượng thừa.

Nên không phải ngẫu nhiên, đứng bên kia sông chứng kiến là cao thủ Chí Thiện về sau cũng phải luyện tới 30 năm mới có thể đạt được.

Hình ảnh miêu tả sự tích Bồ Đề Đạt Ma qua sông chỉ với một bông lau
Hình ảnh miêu tả sự tích Bồ Đề Đạt Ma qua sông chỉ với một bông lau

Còn theo các sách “Võ Tăng Truyện”, “Thiếu lâm tự chí”, “Thiếu Lâm võ tăng tạp lục”…thì Thiếu Lâm khinh công lại khởi nguồn sớm nhất từ Tăng Trù thiền sư, đệ tử của Bạt Đà, phương trượng đầu tiên của Thiếu Lâm Tự đời Bắc Ngụy cuối thế kỷ 5. Sau nhiều năm khổ luyện, Tăng Trù tinh thông Phật lý và có khinh công siêu phàm, có thể Phi Thiềm Tẩu Bích, nhảy lên nóc chùa, ngày đi được mấy trăm dặm.

Trong tập luyện của Thiếu Lâm Tự hiện nay, khinh công nói chung và Thủy thượng phiêu vẫn được duy trì. Trong năm 2009, võ tăng Thiếu Lâm Thích Lý Lượng đã lập được kỷ lục mới trong giới võ công Trung Quốc với độ dài quãng đường chạy trên mặt nước dài tới 18 mét dù sử dụng đệm bằng những tấm gỗ ép mỏng.

Ngoài chiêu thức Thủy thượng phiêu, các cao thủ Thiếu Lâm xưa có người còn luyện đến vài tuyệt kỹ khinh công như Đạp tuyết vô ngân công (đi trên tuyết không để dấu chân), Bích hổ du tường (trườn lên vách tường đứng như thằn lằn), Siêu cự công (chạy trên đất như bay), Lưu tinh bộ công (đi lẹ như sao băng), Bào bản công (chạy trên vách đá dựng đứng), Kim đao hoán chưởng công (tránh né trong rừng đao kiếm), Mai hoa trang công (đi trên trụ).

khinh_cong2
Theo sách “Thiếu lâm Quyền phổ” để đạt được khinh công tinh diệu thì phải khổ luyện bao năm mới thành tựu. Không chỉ cần thời gian mà khi luyện phải tuân theo những nguyên lý Khinh công đã được giới võ thuật tổng kết như: kích thích năng lượng; từ hóa, từ trường tức là muốn đi trên mặt nước thì phải làm cho trương lực bề mặt và độ kết dính của nước tăng lên; và nguyên lý cuối cùng là nhập tĩnh để cảm thấy cơ thể nhẹ như tơ bay để đạt cảnh giới siêu thoát khỏi vạn vật.

Nhiều người tin nếu thực hành thiền định siêu việt thì có thể đạt được khinh công tuyệt hảo bằng cách giải phóng ý thức của con người và nâng cơ thể lên không trung. Còn theo tổng kết của môn phái Thiếu lâm để đạt được khinh công thì phải tuân theo ba nguyên lý: kích thích năng lượng; từ trường, từ hóa; và nhập tĩnh (thiền định). Đây cũng là những khía cạnh mà nhiều năm qua các nhà khoa học đang nghiên cứu để giải mã thực hư thuật khinh công…

Theo Dân Việt