4 vũ khí vĩ đại được phát minh từ thời Trung Cổ

Trong lịch sử, con người đã từng phát minh ra nhiều vũ khí vĩ đại, xuất hiện trong nhiều trận chiến. Từ thời Trung Cổ, thuốc súng, máy bắn đá, kiếm… trở thành những vũ khí tuyệt đỉnh, có sức công phá cao trong nhiều trận đánh lớn.

Võ công của võ sư Vịnh Xuân thách đấu Nam Huỳnh Đạo mạnh như thế nào?
5 môn võ thuật truyền thống bị vạch trần bởi các võ sĩ MMA

THUỐC SÚNG

Thuốc súng là một trong 4 phát minh vĩ đại của nước Trung Hoa cổ, gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, phốt pho và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh. Chính vì vậy người ta mới gọi hỗn hợp trên là “hoả dược”.

Khi phát minh ra thuốc súng đen, người ta đã đem áp dụng vào chiến tranh để gây khói lửa, làm hỏa tiễn (tên có lửa) và súng. Khi thuốc nổ được dùng trong quân sự, người ta lại chế tiếp một loại “hoả pháo”. Ðó là một gói thuốc nổ được đặt vào máy bắn đá, châm ngòi, rồi “quăng” (bắn) sang trận địa đối phương.

Thuốc súng được phân loại là thuốc nổ yếu. Do đặc tính của nó, thuốc súng được dùng một cách hữu hiệu như là một loại thuốc phóng có tác dụng tạo ra lực đẩy trong nòng súng để đẩy viên đạn (loại đạn bộ binh cỡ nhỏ) đến mục tiêu.

Nhược điểm chính của thuốc đen là mật độ năng lượng (hay khả năng sinh công) của nó thấp (so sánh với các loại thuốc phóng không khói hiện đại) và tạo thành rất nhiều muội khói. Trong quá trình cháy, không đầy một nửa lượng thuốc đen được chuyển thành khí. Kết quả của việc bắn súng là sự tạo thành lớp muội bên trong nòng súng và một đám khói đậm đặc. Do đó nòng súng dễ bị ôxi hóa gây gỉ và hỏng.

MÁY BẮN ĐÁ

Máy bắn đá là loại vũ khí lạnh thời cổ. Các nhà nghiên cứu cho là được phát minh năm 399 trước công nguyên. Còn có tên gọi là Sảo Pháo hay Cự Thạch Pháo. Ở Việt Nam lịch sử có ghi nhận quân Đại Việt đã dùng máy ném đá công thành quân nhà Tống.

Loại vũ khí này dùng nguyên lý đòn bẩy và tính đàn hồi của cần để bắn đá đi. Gồm: giá chắc chắn bằng gỗ chôn chặt xuống đất hoặc đặt trên xe di động, có một hay nhiều cần còn được gọi là (sảo) gắn với giá bằng trục ngang, đầu trên của cần buộc nhiều dây da bền chắc, mỗi đầu dây có từ một đến hai người kéo khi bắn, đầu dưới cần được buộc các giỏ đựng đá. Khối lượng đá tùy thuộc vào số cần và số dây kéo.

Công dụng của máy bắn đá là sát thương sinh lực, phá hủy doanh trại, phá hủy thành trì. Sức tàn phá cao, còn có thể để cản đường rút lui của địch.

KIẾM DÀI

Kiếm xuất hiện trong thời Trung cổ, ra đời vào khoảng năm 1260. Vũ khí này có cấu tạo từ một thanh kim loại dài được mài bén dùng để đâm, chém trong tác chiến. Dài hơn dao, hẹp, nhẹ và mỏng hơn đao, kiếm được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ cho tới Thế chiến II.

Điểm đặc biệt của kiếm dài là chuôi kiếm được thiết kế khá dài nên người dùng có thể dùng lực của hai tay, tăng sức mạnh của các lần tấn công. Các hiệp sĩ thời Trung cổ thường mang bên mình những thanh kiếm dài và trở thành biểu tượng một thời.

GIÁO

Giáo là một loại vũ khí chuyên dùng để đánh tầm xa và thường trang bị cho lực lượng bộ binh trong quân đội, các chiến binh của các bộ lạc, bộ tộc dùng để chiến đấu hoặc săn bắt.

Giáo mác xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13. Loại vũ khí này thường được lực lượng bộ binh sử dụng. Những chiếc giáo này thường dài khoảng 5,5m. Binh sĩ châu Âu đã sử dụng loại vũ khí này từ khoảng năm 1700. Người ta sử dụng giáo trong phòng vệ lẫn tấn công, kết hợp với cận chiến và dùng những vũ khí khác.

https://youtu.be/ozxrphb1L30

V.Đ