5 đại cao thủ có chuyện đời gian nan nhất kiếm hiệp Kim Dung

Là những cao thủ hàng đầu trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung nhưng 5 cao thủ dưới đây lại có chuyện đời khá gian nan, trắc trở.

Thành Long đại chiến Lý Liên Kiệt: Ai hơn ai?
“Thánh Muay” Buakaw tiếp tục đại chiến võ sĩ Trung Quốc sau khi thua Yi Long

TRƯƠNG TAM PHONG

1

Trương Tam Phong được xem là cao thủ có thật trong lịch sử Trung Hoa, ông sở hữu nhiều bí kíp võ công thâm hậu và là ông tổ sáng lập nên Võ Đang phái. Thời trai trẻ của Trương Tam Phong cũng giống như bao vị thiếu niên cùng tuổi khác, ông thường đi ngao du tứ hải để mong tìm được chân triết võ học của riêng mình. Nhờ vậy mà vô tình vướng phải mối tình đơn phương với Quách Tương, cũng là thủy tổ sáng lập nên phái Nga Mi sau này. Đây chính là người phụ nữ khiến ông ngày đêm mong nhớ và quyết không lập gia thất để cả đời chờ đợi Quách Tương.

ĐỘC CÔ CẦU BẠI

2

Độc Cô luôn được coi là một nhân vật huyền thoại, người mà bất kỳ ai trên giang hồ khi nghe thuật lại câu chuyện cũng đều mười phần kính nể. Từ thuở võ lâm sơ khai, ông đã được người trên giang hồ tôn là đệ nhất cao thủ bởi bộ kiếm pháp tuyệt học “Độc Cô Cửu Kiếm”, đặc tính dùng vô chiêu chiến thắng hữu chiêu.

Tuy nhiên dù sở hữu tinh hoa võ học như vậy, nhưng cả cuộc đời Độc Cô Cầu Bại vẫn không cảm thấy toại nguyện vì cả võ lâm thời bấy giờ không ai là đối thủ xứng tầm, phá được kiếm pháp của ông. Sau cùng vì quá buồn bã, ông đành lui về ở ẩn trên một ngọn núi cao, sống những năm tháng cuối đời với chim điêu.

CHU BÁ THÔNG

3

Không có phong thái chỉn chu, nghiêm nghị hay hành tung bí ẩn giống như những lão cao thủ sinh cùng thời, ngang cùng tuổi với mình, hình tượng Chu Bá Thông qua ngòi bút nhà văn Kim Dung mô tả là một ông lão già người nhưng tính cách lại y hệt như một đứa trẻ lên ba lên bảy, chỉ thích mải mê tìm tòi những thú vui tao nhã trong thiên hạ chứ không màng đến chuyện luyện tập võ nghệ, tranh giành ân oán với giang hồ.

Ít ai hiểu rằng, chính tính tình ngây thơ hồn nhiên của Chu Bá Thông đã nhiều lần đẩy ông vào vướng rắc rối trên giang hồ, điển hình là sự việc lỡ để Lưu quý phi, vợ của Đoàn Trí Hưng mang cốt nhục của mình nhưng không dám nhận, đó đã trở thành nỗi ân hận của cả cuộc đời Lão Ngoan Đồng này.

TẠ TỐN

4

Tạ Tốn là người văn võ toàn tài. Không chỉ là một trong tứ đại hộ pháp Tử – Bạch – Kim – Thanh (Tử Sam Long Vương, Bạch Mi Ưng Vương, Kim Mao Sư Vương và Thanh Dực Bức Vương), Tạ Tốn còn tinh thông văn chương, kinh sử không thua kém gì một bậc đại khoa. Điểm yếu duy nhất của ông là sự nóng nảy, cũng như tình nghĩa sâu đậm hơn người. Chính bởi điều này, ông đã trở thành nạn nhân của mưu kế trả thù hèn hạ và thâm độc bậc nhất dưới tay chính sư phụ.

Căm thù Minh Giáo và giáo chủ Dương Đỉnh Thiên vì đã cướp đi vị hôn thê của y, Thành Côn lập thệ sẽ san bằng Minh giáo để trả thù. Y nhắm tới Tạ Tốn để làm công cụ báo thù, bởi không những Tạ Tốn có vị trí rất cao trong giáo phái mà còn có võ công thượng thừa, suy nghĩ lại nóng nảy và có phần hung dữ. Y bày trò hãm hại vợ Tạ Tốn, giết hại cả gia đình ông và để cho Tạ Tốn sống dở, chết dở chứng kiến mọi điều kinh khủng đó.

HOÀNG DƯỢC SƯ

Đây là một nhân vật quá kỳ lạ, từ việc chọn nơi ẩn thân, lối hành xử cho tới những tuyệt kỹ võ học ông tự lực sáng chế nên. Trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp, Hoàng Dược Sư được nhà văn Kim Dung mô tả dưới hình hài của một lão ông khoác trường bào màu xanh lục, tay cầm Bích ngọc tiêu (cây sáo bằng ngọc), một khi cất bước phiêu du giang hồ thì ngay cả người thân tín nhất cũng không thể tìm ra tung tích.

5

Luận về võ nghệ, Hoàng Dược Sư được biết tới qua những bộ tuyệt kỹ võ công như: Lạc Anh thần kiếm chưởng, Ngọc Tiêu kiếm pháp, Đàn chỉ thần công, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ, Hoàng Phong Tảo Diệp Thoái Pháp và đặc biệt phải kể tới Bích Hải Triều Sinh Khúc – thứ võ công sinh ra từ âm nhạc, từ kỹ năng dùng sáo tiêu tài tình của ông. Tuy nhiên cái giá phải trả cho phần võ nghệ phi phàm ấy lại là việc Hoàng Dược Sư mất đi người vợ yêu quý nhất của mình, khi bà muốn dốc sức chép lại cho chồng bộ Cửu Âm Chân Kinh trong tay Chu Bá Thông mà kiệt sức, qua đời khi sinh Hoàng Dung.

V.Đ