Bát Cực Quyền được tái hiện đầy thu hút trong Nhất Đại tông sư

Nhất đại tông sư – The Grandmaster là bộ phim đầu tư nhiều thời gian và công sức kỷ lục: 8 năm ròng, với sự góp mặt của dàn sao nổi danh như Lương Triều Vỹ, Chương Tử Di, Trương Chấn, Triệu Bản Sơn, Tiểu Thẩm Dương, Tống Huệ Kiều… phim được phát hành hồi năm 2013,  Trong phim xuất hiện những hình ảnh của đội ngũ diễn viên như Lương Triều Vỹ, Chương Tử Di, Trương Chấn…

Diễn viên tham gia bộ phim được ekip làm phim chọn lọc có chút “khắt khe”,  họ  phải có võ công đích thực thì mới có thể lột tả được một cách chân thực về nhân vật của mình. Vì vậy, việc tuyển chọn diễn viên trước hết là phải phù hợp để có thể chịu đựng được việc đóng phim gian khổ đồng thời phải lột tả được chất võ truyền thống Trung Hoa ở trong phim. Vịnh Xuân Quyền, Bát Cực Quyền đều là những môn võ nổi tiếng trong võ thuật Trung Hoa, được bộ phim Nhất đại tông sư tái hiện một cách rõ ràng và lôi cuốn bằng những góc quay và cảnh quay chuyên nghiệp và đẹp mắt.

Từ những dấu ấn mà bộ phim để lại, chúng tôi chia sẻ đến các bạn, những tín đồ yêu võ, mê phim võ thuật những thông tin tư liệu, video clip minh họa về môn võ Bát Cực Quyền, môn võ truyền thống Trung Hoa được đưa vào bộ phim “bom tấn” Nhất đại tông sư. b1

 “Văn có Thái cực sẽ yên thiên hạ, Võ có Bát cực sẽ định Càn khôn” đây chính là lời xưng tụng dành cho Bát cực quyền- Môn quyền thuật trứ danh của Trung Quốc. Ý nghĩa của “Bát Cực” chính là khi phát kình có thể xa đến tận tứ diện bát phương (VN thường gọi là bốn phương tám hướng). Kỳ thực động tác rất đơn giản và gọn gang, cương mãnh kịch liệt, chủ yếu dùng chân (chấn cước) để phát kình. Bát Cực trong “Bát Cực Quyền là từ nguyên dùng để chỉ khái niệm về địa lý cổ, khởi nguồn từ thời Hán, trong “Hoài Nam Tử-  Truỵ Hình Huấn”có câu “Thiên địa chi gian, Cửu Châu Bát Cực” (Tạm dịch: Giữa trời và đất, chính là cửu châu bát cực”. Bát cực dùng trong võ thuật có ý nghĩa chính là nơi xa nhất của bát phương (tám phương, hay VN vẫn gọi là tám hướng). Cuối thời nhà Thanh đầu thời Dân quốc, do sự nổi danh của Vương Trung Tuyền, Trương Cảnh Sinh, Lý Thư Văn, Vương Liên Phong, Hoắc Điện Các, Lưu Vân Tiêu, Ngô Hội Thanh trên toàn Trung Quốc. Bát Cực Quyền hiện nay vẫn rất thịnh hành tạo phía Bắc của Trung Quốc và Đài Loan. Sau đó truyền vào Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác, như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Bỉ, Đan Mạch và Italia.b2

Bát cực quyền là một trong số loại quyền trong võ thuật, có một số phân chi được thành lập: Ngô thị Khai Môn Bát Cực, Mạnh Thôn Nhuyễn Giá (giá: chống đỡ)

La Đồn Thôn Tân giá: Trong đó lấy 6 loại khai pháp (lục đại khai)làm pháp kỹ hạt nhân, có ỹ nghĩa là phá khai môn hộ của đối phương (chống đỡ theo kiểu phòng thủ). Tên “Bát cực” được vận dụng và gọi theo cách nói của thời cổ” bên ngoài Cửu Châu thì có Bát Dần (tám phương), bên ngoài Bát dần thì sẽ có Bát Hoành (nơi còn xa hơn cả tám phương), bên ngoài Bát Hoành thì sẽ có Bát Cực, ngụ ý nói “nơi xa xôi hơn cả tám phương”. Trong đó nổi danh nhất vẫn là môn phái của Ngô thị Khai Môn Bát Cực.

b3

Đặc điểm của Bát Cực Quyền chủ yếu lấy cương kình, sự chân chất, động tác nhanh nhẹn mạnh mẽ lưu truyền cho đến tận bây giờ. Những năm trước đây do có sự khác biệt địa lý nên có các tên gọi khác nhau như: “ Ba Tí (Tử) Quyền, “Bát Kị Quyền”, “Bát Kỹ Quyền”, “ Khai Môn Bát Cực”, “Khai Quyền”. Nhưng những năm gần đây, căn cứ vào sự phát triển cho thể thông đến được nơi xa của tứ diện bát phương (Việt Nam thường gọi là bốn phương tám hướng) để đặt tên là: “Bát Cực”

Ở Phương Bắc (TQ) gọi Võ thuật là “Bả thức” (cầm thức),”Bát thức”. Ý nghĩa của Bát Cực chính là khích lệ môn nội để tử phải đem Bát (bả) thức luyện đến cảnh giới cực cao. Ngoài ra trong khi luyện tập có yêu cầu rất cao đối với sự vận dụng của‘ Đầu, Vai, Trửu (Khuỷu tay), Thủ (tay), Vĩ (mông), Hông, Đầu gối, Chân. Do vậy, tên của Bát Cực chính là yêu cầu bổn môn đệ tử phải luyện tập công năng của tám bộ vị trên và phát huy đến cực trị. Trong “Hoài Nam tử” của Lưu An đời nhà Hán có viết: “bên ngoài Cửu Châu thì có Bát Dần, bên ngoài Bát dần thì sẽ có Bát. Bát Cực ở đây là đại diện cho nơi xa xôi nhất. Hàm ý của Bát Cực Quyền còn muốn bổn môn đệ tử sẽ đem kình đạo trong Bát Cực Quyền luyện đến cảnh giới xa nhất.

Bát Cực Quyền có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều thế hệ truyền nhân rèn luyện nghiên cứu, lấy đặc điểm và luyện pháp đặc thù, đã tự tạo cho mình một phong cách riêng, thành một môn phái riêng, không ngừng phát dương quang đại, không bị suy bại, tầng tầng lớp lớp võ thuật danh gia được sinh ra, có ảnh hưởng lớn đến giới võ thuật.

Lê Anh Thái (tổng hợp)

Xem video clip Bát Cực Quyền, một trích đoạn trong bộ phim Nhất Đại Tông sư: