Parang: Tử thần giấu mặt trong nông cụ người Nam Đảo

Parang là một trong những loại nông cụ – vũ khí truyền thống phổ biến nhất của vùng Nam Đảo (Philippines, Malaysia, Indonesia… ngày nay).

Vũ khí đặc dị: Gunstock war club – gậy chiến hình báng súng

Những “vũ khí tự vệ” chỉ có ở người tập combat sport

Với hình dáng giống như những chiếc dao phay – rựa thường thấy ở nhiều nước châu Á, Parang được thiết kế để tạo nên những cú chặt mạnh mẽ hơn, phù hợp với các loại gỗ, cây cối dày chắc của vùng khí hậu Đông Nam Á. Trải qua nhiều năm phát triển với nhiều loại khác nhau như Parang Jimpul , Parang Lading… cây rựa Parang ban đầu dần có biên dạng thuôn dài, to bản dần về phía mũi và có “điểm ngọt” trên lưỡi dao – nơi nhát chặt / chém tạo uy lực lớn nhất.

Kinh nghiệm sử dụng nông cụ của người dân các nước Nam Đảo cũng biến đổi lưỡi dao Parang theo một cách thú vị hơn: phần gần cán được mài bén nhất có thể để cắt gọt, phần lưỡi ở mũi cũng được mài bén tương tự để lột da thú, phát quang dây cỏ; trong khi đó phần giữa lưỡi Parang được màn vừa đủ bén để lưỡi dao ít bị hư mòn khi thực hiện các thao tác chặt, phá gỗ cứng.

Những thiết kế tuyệt vời đó đã vô tình biến Parang thành một trong những món vũ khí ấn tượng nhất lịch sử châu Á. Tung hoành khắp các cuộc nội chiến từ cuối thế kỉ 19, Parang trở thành món vũ khí “tử thần” thực sự: lưỡi dao nặng, thiết kế khéo léo có thể tạo nên những nhát chém chí mạng, trong khi đó phần giữa lưỡi dao có thể chống đỡ được đòn tấn công từ đối thủ. Các kỹ thuật sử dụng Parang sau này được phát triển thêm nhiều động tác như cắt ngược, gạt, đâm…

Y.N