Những võ sĩ Vovinam dân tộc Tày và giấc mơ… no bụng

Sau đúng 1 năm gây dựng, đội tuyển của 14 võ sĩ người dân Tộc Tày “tay không” đã gây tiếng vang trong làng Vovinam với những tấm huy chương quốc gia. Họ đang tập luyện trong tình cảnh không hợđồng, không tiền công, chỉ được nuôi ăn với mức vỏn vẹn 50 nghìn đồng.

Mê mẩn bộ ảnh cưới đậm màu sắc Vovinam

VĐV cao nhất VN quyết định dừng Pencak silat để đến với Vovinam

Một năm trước, HLV Võ cổ truyền (VCT) Nguyễn Thành Trung  “xung phong” xin ngành thể thao Cao Bằng cho thành lập CLB Vovinam nơi vùng núi hẻo lánh. Đây là lúc anh nhìn thấy triển vọng to lớn của môn được ví như quốc võ của Việt Nam rất phù hợp với tố chất người dân tộc Tày.

Đội tuyển Vovinam với 14 võ sĩ dân tộc Tày gặp nhiều khó khăn để đảm bảo cuộc sống và tập luyện
Đội tuyển Vovinam với 14 võ sĩ dân tộc Tày gặp nhiều khó khăn để đảm bảo cuộc sống và tập luyện

Sau một chuyến đi học dài ngày tại các địa phương có truyền thống Vovinam, Thành Trung bắt đầu khai triển giấc mơ từ một công việc vô cùng gian khó: tuyển quân. Vị HLV trẻ một mình một xe máy lặn lội qua khắp các huyện của tỉnh, gần thì vài chục, xa tới cả trăm cây  số để tìm người. Mỗi nơi có khi Trung phải “cắm bản” tới cả tuần, qua nhiều trường học, các bản vùng sâu xa mới chọn được một người, rồi lại phải ra sức thuyết phục để gia đình cho con về tỉnh lị luyện tập “món” Vovinam hoàn toàn xa lạ.

Có  người như võ sĩ cưng bây giờ Hoàng Thị Hồng được Trung phát hiện lúc đang vác trên vai cả một đống củi to đùng, đôi chân dài bước đi thoăn thoắt, cùng khuôn mặt tươi roi rói. Như một nếp quen, đến giờ Trung vẫn  luôn dành ít nhất 2 ngày cuối tuần cho việc “cắm bản” tuyển quân.

Dù vậy, họ vẫn ngày càng giành nhiều thành tích tốt trên đấu trường trong nước.
Dù vậy, họ vẫn ngày càng giành nhiều thành tích tốt trên đấu trường trong nước.

Hiện tại, đội Vovinam Cao Bằng đang có một đội hình tương đối ổn gồm 14 võ sĩ ở hai lứa tuổi 12- 15 và 16-17, với một điểm rất đặc biệt khi tất cả đều là người dân tộc Tày. Họ vẫn giữ nguyên kiểu cách sinh hoạt của người Tày như lúc ở nhà, thậm chí vẫn chỉ thích tiếng nói tiếng Tày với nhau. Thế nhưng, cũng chính những võ sĩ người Tày ấy đã phát huy được cao độ những phẩm chất hiếm có của mình, nhất là khả năng vượt khó chịu khổ, độ lì và sự bền bỉ một cách hồn nhiên.

Bất chấp khó khăn thiếu thốn về mọi mặt, trình độ chuyên môn của họ được nâng cao không ngừng dưới sự dẫn dắt của người thầy đầy nhiệt huyết. Chỉ sau nửa năm tập luyện đội Vovinam Cao Bằng đã lập tức giành 1 HCB, 2 HCĐ tại Giải trẻ toàn quốc 2015. Mới đây, tại giải các đội mạnh toàn quốc, họ tiếp tục đoạt 1 HCVdo công của Hoàng Thị Hồng ở hạng 54kg đối kháng – một chiến tích xuất sắc – gây bất ngờ lớn với các nhà quản lý của Vovinam Việt Nam.  IMAG0334-01

Như đánh giá của Trưởng bộ môn Vovinam Tổng cục TDTT Nguyễn Trọng Huy: “Vovinam Cao Bằng đang trở thành một hiện tượng mới đầy triển vọng với đội hình trẻ trung, giàu sức vươn và có ưu thế riêng. Những võ sĩ như Hoàng Thị Hồng có thể tiến xa nếu như được quan tâm đầu tư đúng mức”.

Nhìn vào thực tế, để duy trì được một đội tuyển 14 võ sĩ đặc thù, có thành tích ngày càng tốt như vậy đã là cả một kỳ tích, là nỗ lực phi thường. Dù rất tự tin ở tương lai của đội song HLV Nguyễn Thành Trung vẫn không khỏi âu lo khi các học trò không có hợp đồng, không có tiền công, chỉ được nuôi ăn với mức 50 nghìn đồng/người/ngày. Ngay cả mức ăn 50 nghìn đồng cũng thuộc diện thấp nhất đối với một đội tuyển cấp tỉnh trong cả nước. Thậm chí nó mới đạt tới mức tối thiểu là đủ no cho các VĐV đang tuổi ăn tuổi lớn, tập luyện vất vả. Ngay chuyện trang phuc, mãi mới đây HLV Thành Trung mới có thể trang bị đủ cho cả đội, từ chính tiền dạy thêm của mình. Từ lâu thầy Trung đã phải dạy kèm  cho các cán bộ, công chức hay người dân có nhu cầu, với sự cộng tác của một số học trò lớn, để có thêm một khoản làm quỹ để đội có tiền uống nước, ăn thêm hay đơn giản cấp tiền xe cho “quân” thi thoảng về quê thăm gia đình.

Vừa tập luyện miệt mài, tự tin hướng tới những mục tiêu tầm quốc gia thầy trò đội Vovinam Cao Bằng vừa đau đáu với câu chuyện tưởng như rất đơn giản: được nâng mức tiền ăn để có thể ăn đủ no, có chế độ tiền công vài chục nghìn mỗi ngày để mỗi người có một chút tiền tiêu vặt hàng ngày hay tích lũy; các võ sĩ có thành tích tốt, thâm niên cao được ký hợp đồng để đảm bảo cho sự phát triển của đam mê. Thế nhưng, đó thực sự là một giấc mơ xa vời bởi thể thao tỉnh miền núi phía Bắc quá nghèo, với mức kinh phí vài trăm triệu hàng năm còn chưa đủ cho một số giải đấu thể thao quần chúng, một vài hoạt động thể thao dân tộc…

Theo Sport24h