Tả xung hữu đột – nét đẹp thuần túy của Bunkai Karate

Karate là một bộ môn đặc biệt. Nó không chỉ khiến người khác cảm thấy sự tập trung cao độ trong từng đòn đánh, trong từng hướng tấn mà còn thể hiện được cách phân bố sự tập trung đó ra khoảng không bao quát xung quanh, kiểm soát thế trận và sẵn sàng chống trả sự tấn công từ mọi phía.

Vì sao môn sinh Karate yêu chuộng MMA hơn Kicboxing

Võ sư Karate gây choáng khi tay không công phá 35 viên gạch

Sàn Karate đối kháng – nơi các võ sĩ luôn mặt thi đấu 1 chọi 1 – không bao giờ thể hiện được điều đó. Nét “tả xung hữu đột” của Karate ngày nay chủ yếu được lưu trữ trong tinh hoa những bài quyền (Kata) và phân thế (Bunkai)

Bunkai – hay “phân thế”, là phương pháp ứng dụng các kỹ thuật chiến đấu từ các bài kata. Bunkai thường được do hai đấu thủ hoặc một nhóm đấu thủ trình diễn. Một bên đóng vai đối phương vào tấn công bằng một hoặc nhiều đòn định sẵn. Bên còn lại có thể thủ thế, tấn công hoặc các đòn thế khác dựa trên một đoạn các động tác của bài kata.

Bunkai giúp hiểu được ý nghĩa của các đòn thế, kỹ thuật và động tác trong bài kata – qua đó sẽ luyện tập và ứng dụng kata tốt hơn.

Một bài kata có thể được chia thành nhiều phần ứng dụng bunkai khác nhau. Mỗi một đoạn của bài kata cũng có thể được phân thế theo nhiều cách tùy thuộc vào cách hiểu và ứng dụng của mỗi người tập. ( Nói đơn giản thì bunkai hay còn gọi là phân thế nghĩa là giải thích ý nghĩa của bài quyền,giải thích mục đích các đòn đánh trong bài quyền được thể hiển bởi 2 hay nhiều người).

Ngày nay, tại các giải thi đấu Karate-do, các vận động viên sẽ trình diễn bunkai trong nội dung kata đồng đội và chỉ trình diễn trong trận chung kết. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xác định trình độ của người luyện tập, mức độ ăn ý, nhuần nhuyễn, thấu hiểu các động tác và thấm nhuần trong từng bước di chuyển.

Ngoài ra, nó còn thể hiện được nét uy dũng của người võ sĩ Karate, di chuyển nhịp nhàng và thanh thoát, “tả xung hữu đột” giữa những cuộc tấn công số đông.

Y.N