Kim Dung đã “chém gió” quá lố về Dịch cân kinh

Dịch cân kinh là một cuốn sách có thật dạy cách thổ/ nạp  chân khí, tập luyện với mục đích cường thân kiện thể, giúp tăng sinh lực và tuổi thọ.

Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh

Phương pháp luyện tập “Vẫy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh”

DỊCH CÂN KINH NGOÀI ĐỜI THẬT

Dịch cân kinh còn được gọi với 2 cái tên khác là Dịch cân tẩy tuỷ kinh hoặc Đạt Ma Dịch cân kinh, chủ yếu tác động đến nguyên lý co duỗi gân khớp.

Bàn về tác dụng của Dịch cân kinh, bác sĩ – nhà nghiên cứu khí công Trần Đại Sỹ nói đã đưa ra nhiều đúc kết quan trọng. Theo ông, những động tác vận động kết hợp hô hấp như vậy có giá trị dưỡng sinh và phục hồi sức khỏe, tinh thần rất tốt. Tưởng tượng sau khi một người làm việc mệt nhọc cả ngày trời, đầu óc quay cuồng, thể xác mệt mỏi, khi tập các động tác Dịch cân kinh, ngoài việc vươn tay chân khiến khí huyết điều hòa, tim mạch ổn định thì việc phải tập trung tinh thần để cho động tác phù hợp với hơi thở khiến não bộ loại bỏ được tạp niệm. Nhờ những tác động đó mà cả tinh thần và thể xác của người tập được thư giãn nên có thể loại bỏ stress, hồi phục sức lực.

Lợi ích của Dịch cân kinh là có căn cứ xác thực, không có gì là thần bí. Điều cốt yếu là ngày nào cũng luyện tập thì sức khỏe mới bồi bổ được. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sung mãn thì đẩy lui được bệnh tật mà đời thấy vui tươi, hạnh phúc. Như thế, nếu có nói rằng Dịch cân kinh giúp biến yếu thành mạnh kể cũng không có gì là quá. Có điều người học chớ ảo tưởng tập vài tháng đã có thể phóng chưởng đánh thủng bờ tường như trong phim.

DỊCH CÂN KINH TRONG TRUYỆN KIM DUNG

Không ai hiểu rõ vì sao Kim Dung lại đặc biệt ưu ái Dịch cân kinh, biến nó thành một trong những bí kíp quan trọng nhất trong các tác phẩm kiếm hiệp, tôn nó lên hàng báu vật khiến giang hồ phải tranh đoạt.

Kim Dung – người làm nên khái niệm “kiếm hiệp”

Nhắc đến Dịch cân kinh trong truyện Kim Dung, ta có thể kể đến hành chục điển tích như:

  • Chuyện Du Thản Chi – một nhân vật hạng bét trong võ lâm của tiểu thuyết Thiên long bát bộ, chỉ vì vô tình gặp được cuốn Dịch cân kinh rồi cứ theo đó tập luyện mà chẳng bao lâu võ công tăng tiến vượt bậc, có thể giao đấu vài trăm hiệp với đệ nhất cao thủ Tiêu Phong. (Truyện Thiên long bát bộ)
Du Thản Chi – nhân vật “trúng số” nhờ có được Dịch cân kinh
  • Lệnh Hồ Xung bị trọng thương chỉ còn chờ chết và chỉ có luyện tập Dịch cân kinh mới có thể hồi phục. Ở chùa Thiếu Lâm, đại sư Phương Chính nói về Dịch cân kinh với những lời lẽ huyền ảo như: “Người luyện tập thành Dịch cân kinh như con thuyền nhỏ đi trong sóng lớn, sóng lên thì thuyền lên không cần dùng sức” rồi thì “ khí tự nội sinh huyết tự ngoại dưỡng”. (Truyện Tiếu ngạo giang hồ)
  • Dịch cân kinh được miêu tả là thần công do thiền sư Thiên Trúc là Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra, uy lực vô cùng lớn, “hàng trăm năm qua không phải bậc kì nhân thì không truyền thụ, mà dẫu kì nhân nhưng không gặp kì duyên thì cũng không truyền thụ; dù có là đệ tử xuất chúng của chính Thiếu Lâm mà không có phúc duyên thì cũng không được truyền”. (Tiếu ngạo giang hồ).
  • Trang Tụ Hiền nhờ luyện Dịch cân kinh mà đẩy được kịch độc băng hàn ra khỏi cơ thể, tự chữa vết thương, rồi trở thành cao thủ hàng đầu trên giang hồ. Ở một cuốn tiểu thuyết Kim Dung khác,Anh hùng xạ điêu, Quách Tĩnh cũng nhờ vào bộ bí kíp này để giải thoát cho mình và Hoàng Dung, vạch mặt Dương Khang trong đại hội Cái Bang (Thiên long bát bộ).
Bồ đề Đạt Ma, nhân vật được cho là tác giả của Dịch cân kinh

Nhờ tài năng viết lách, Kim Dung gần như đã tạo ra cả một thế giới riêng dưới ngòi bút của mình: thế giới kiếm hiệp. Trong thế giới đó, ông toàn quyền hư cấu mọi thứ với mục đích phục vụ cốt truyện. Tuy nhiên, khi viết về Dịch cân kinh – một tác phẩm võ thuật có thật ngoài đời, có vẻ ông đã “chém gió” quá đà, tạo nên nhiều ảo tưởng sau này của giới trẻ khi nói về cuốn sách vốn chỉ có giá trị dưỡng sinh.

Công dụng chữa bệnh của Dịch cân kinh

[jwplayer player=”1″ mediaid=”110664″]

Y.N