Ý nghĩa bài quyền Chinto – Gankaku trong Karatedo

Chinto là bài quyền Karate trong hệ thống 17 bài quy định của Liên đoàn Karate quốc tế (WUKF) và là một trong 8 bài quyền bắt buộc dành cho các giải thi quyền quốc gia và quốc tế.

Ý nghĩa 7 nếp gấp của bộ Hakama Nhật Bản

Ý nghĩa vết khuyết trên lưỡi dao Khukuri

Nguồn gốc bài quyền gắn liền với giai thoại về cuộc tao ngộ giữa hai bậc anh tài trong làng võ. Hồi ấy, khoảng giữa thế kỷ 19, chính quyền đảo Okinawa phát hiện có một thuyền nhân Trung Hoa trốn trên đảo. Ban ngày, ông ta ẩn náu trong các hang động, ban đêm mới ra ngoài tìm kiếm thức ăn. Matsumara, một Samurai võ nghệ cao cường được giao nhiệm vụ truy bắt kẻ tội phạm. Khó khăn, nhưng rồi họ cũng gặp nhau. Một trận thư hùng diễn ra giữa một bên quyết bắt, một bên quyết trốn. Matsumara vô cùng ngạc nhiên, với tài nghệ của mình, ông ta vẫn không hạ được đối thủ. Đã thế, ông còn bị người thuyền nhân quật ngã để tháo chạy. Đến lần thứ hai, lần thứ ba, Matsumara vẫn không thắng nổi, Một tình cảm kính phục nhau nảy nở giữa hai người. Matsumara từ bỏ ý định ban đầu. Họ trở thành đôi bạn tâm giao. Matsumara tìm cách minh oan và trả tự do cho vị thuyền nhân về lại Trung Quốc.

maxresdefault

Trong thời gian sống bên nhau, Matsumara đã học được nơi người thuyền nhân quyền pháp đặc dị. Trong những bài quyền ấy có một bài không tên – người bạn, cũng là người thầy của ông đã không nói tên khi tập cho ông bài quyền này.

Về sau, khi đem bài quyền này dạy cho các môn đồ của mình, một người học trò hỏi ông tên bài quyền. Để tưởng nhớ người thầy cũ, ông đặt cho bài quyền cái tên Chinto – tên của người thuyền nhân, tên của người bạn, người thầy nay trở thành thân thiết đối với ông.

Bài Chinto gốc không có đòn đá ngang (yoko geri) và kết cấu theo hình sao. Bởi thế, trong 17 bài quyền quy định của WUKO, Chinto là bài duy nhất mà điểm kết thúc bài quyền không trùng với điểm xuất phát.

Gankaku - "con hạc trên tảng đá"
Gankaku – “con hạc trên tảng đá”

Đầu thế kỷ 20, thầy Funakoshi Gichin, người được mệnh danh là ông tổ của nền Karate hiện đại đã đưa hệ thống quyền pháp và những nguyên tắc căn bản của Karate sang truyền bá ở Nhật Bản. Trong những bài quyền ấy, có bài Chinto. Người Nhật, với truyền thống sáng tạo đã cải biên bài Chinto, Nhật hóa nó, và đặt cho nó cái tên Gankaku. Bài Gankaku kết cấu theo tuyến đường thẳng (trước, sau). Vì thế, cũng như các bài khác trong hệ thống quyền pháp quốc tế, bài Gankaku, sau khi thi triển được kết thúc ngay điểm xuất phát của nó.

gangaku
Gankaku do hai từ Gan và Kaku hợp thành. Gan là tảng đá. Kaku là con chim hạc. Gankaku là hình tượng con chim hạc đứng trên mỏm đá cao, bằng tư thế độc đáo của mình (chân trụ, chân co – hạc tấn) đương đầu với cuộc tấn công từ bốn phía của kẻ thù. Bài Gankaku bao gồm những kỹ thuật bậc cao. Những ai đã hoàn thiện được nó có thể trụ vững trước mọi thử thách vì đã kiểm soát được trung tâm sinh lực; đồng thời đạt được sự kiên định trong tâm linh thông qua bài quyền.

Các vận động viên thi quyền được phép chọn thi triển hoặc Chinto hoặc Gankaku. Ngày nay, càng có nhiều người thích chọn bài gốc hơn là bài Gankaku hiện đại. Nhưng dù là bài nào, Chinto hay Gankaku, với những kỹ thuật bậc cao, luôn luôn là một thách đố đối với những Karateka (học viên Karate) muốn thể hiện sự hoàn thiện của nó trong các giải đấu quốc gia và quốc tế.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”103386″]

Y.N