Từ Hiểu Đông sẽ “ăn hành” khi đụng độ Cung Le?

Những người hâm mộ UFC khi được hỏi về Cung Le họ sẽ nghĩ ngay đến võ sĩ có lối thi đấu đẹp mắt và đa dạng nhất thế giới. Đó là phong cách chiến đấu của Cung Le – một phong cách mà không ai khác có thể sử dụng cực kỳ hiệu quả trong MMA như anh, nơi mà Cung Le đã làm nên thành công từ sự khác biệt.

Cơ hội nào để Từ Hiểu Đông thắng Cung Le?
Cung Lê bênh vực võ thuật cổ truyền sau đại bại của Thái Cực quyền

Đến Mỹ từ khi còn nhỏ tuổi, Cung Le thường xuyên bị bạn bè bắt nạt bởi vóc dáng thua kém, Cung Le bắt đầu học Taekwondo để tự vệ từ lúc 10 tuổi. Những kỹ thuật này đã tạo thành nền tảng cho phong cách thân thiện với người hâm mộ của anh, và Cung Le sau đó đã tiếp tục đi sâu tìm hiểu và tập luyện nhiều môn võ thuật khác như đô vật (wrestling), Brazil Jiu-Jitsu, Judo, Vovinam…, khiến anh trở thành một trong những võ sĩ có lối thi đấu đa dạng nhất trên thế giới.

Võ sĩ MMA Cung Le

Chỉ cao có 1m77, Cung Lê nhỏ bé hơn hầu hết các đối thủ từng thượng đài. Tuy nhiên, nhiều người đã phải bất ngờ khi chứng kiến anh thi đấu bởi võ sĩ này có lối tấn công cực kì đa dạng, đẹp mắt và tính chính xác cao.

Người ta thường thấy anh kết hợp bước di chuyển của quyền Anh, những ngón khóa hiểm hóc của jiu-jitsu, đòn cắt kéo thường thấy ở môn tán thủ và lối tấn công sử dụng đòn khuỷu, đòn chân của môn muay Thái.

Hai kỹ thuật chính đóng vai trò quan trọng trong cách đánh của Cung Le là: các đòn quật ngã đối thủ và các cú đá đặc trưng mang thương hiệu Cung Le.

Tán thủ là một môn võ ban đầu được phát triển bởi Quân đội Trung Quốc và chú trọng vào các đòn quật ngã đối thủ. Các kỹ thuật này đã được Cung Le kết hợp hoàn hảo với nền tảng đấu vật và taekwondo mà anh đã được học khi còn nhỏ.

Và khi nhắc đến Cung Le, người hâm mộ sẽ nghĩ ngay đến cú đá xoay lưng mang thương hiệu riêng của anh. Một cú đá xoay lưng truyền thống nhưng Cung Le đã sử dụng Tán thủ để điều chỉnh và biến nó thành một thứ vũ khí nguy hiểm.

Khác với các võ sĩ khác khi thực hiện cú đá xoay lưng, họ sẽ xoay đầu và cơ thể về hướng chân thuận của mình, lưng quay về phía đối thủ, chân đưa về phía sau và bắt đầu co gối. Khi hoàn thành vòng xoay sẽ thực hiện cú đá vào phần giữa cơ thể của đối phương. Nhưng Cung Le thường bước thêm một bước để làm tăng lực xoay và lực của cú đá cũng sẽ mạnh hơn rất nhiều.

Thật thú vị là Cung Le cũng thay đổi cả mục tiêu tấn công. Các cú đá xoay lưng bình thường sẽ nhắm vào phần giữa của cơ thể, nhưng ở Cung Le, những cú đá của anh sẽ đi sâu vào ngực, một phần rất nguy hiểm trên cơ thể. Frank Shamrock là một minh chứng cụ thể nhất, anh đã bị gãy tay ngay sau khi hứng trọn cú đá này của Cung Le tại Stikeforce năm 2008.

https://www.youtube.com/watch?v=92EugJT7W_s

Anh Thư