Muay Thái và những nét đặc trưng

Muay Thái và kỹ thuật “bát chi”Muay Thái hay Quyền Thái là môn võ được khá nhiều người biết đến. Quyền Thái không đẹp mắt lắm về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ như võ Thiếu Lâm, Karatedo, Teakwondo và Võ cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả và thực dụng trong lối đánh tự do và cách thi đấu đối kháng thì Muay Thái được đánh giá cao về sự ác liệt dữ dằn có khi còn “thô bạo hơn cả Kick Boxing và võ tổng hợp.

Muay Thái – một trong 10 trải nghiệm thú vị ở Bangkok

Tại sao Muay Thái là một môn võ thuật hoàn hảo?

Quyền Thái được nhắc đến từ năm 1560 khi vua Xiêm Naresuen bị người Miến Điện bắt và cho cơ hội được tự do nếu chiến thắng các võ sĩ Miến . Naresuen làn lượt hạ từng người và từ đó Quyền Thái được nổi danh và trở thành môn thể thao quốc gia Thái.

Câu chuyện có vẻ huyền thoại, không xác thực, nhưng vẫn có thể có lý để hiểu rằng môn võ này đã trở thành môn thể thao quốc gia Thái thừ hơn 2 thế kỉ trước vụ đốt sách năm 1767 của người Miến. Có thể nguồn gốc môn võ này xuất phát từ Võ Trung Hoa mang theo chút hình ảnh của Ấn Độ.

Quyền Thái đạt tới dỉnh cao vào triều đại Hổ Vương Papa Chao Sua. Đa số các võ sư là tu sĩ Phật giáo. Lúc đó các cuôc thi đấu khá tự do, không hạn chế số hiệp đấu và hạng cân, chỉ quy định một số đòn bị coi là phạm luật như: ôm vật, bứt tóc, cắn, cào cấu…

Cú đá bằng ống quyển đặc trưng của Muay Thái mà rất ít môn võ khác sở hữu.

Võ sĩ thi đấu không mang giày, thường chỉ  mang băng vải cuốn phần bàn chân có mắt cá. Nhiều khi võ sĩ còn được cuốn cánh tay – từ phần nắm tay đến cùi chỏ – bằng những giải băng vải, da ngựa hoặc sợi chỉ dầu. Nếu hai bên tương thuận người ta còn nghiền nát những mảnh thủy tinh, rải gắn lên những giải cuốn đó, biến nó thành một thứ hung khí khủng khiếp. Trong các cuộc quyết đấu – dù không thường xuyên lắm nhưng vẫn xảy ra tử vong.

Người ta gọi Quyêng Thái là môn võ sử dụng kỹ thuật “bát chi” gồm tay, chân, đầu gối, cùi chỏ. Thực ra chúng ta chỉ nói tứ chi vì con người chỉ có hai chân hai tay, nhưng theo quan niệm Quyền Thái, 2 cùi chỏ và 2 đầu gối được sử dụng như thêm 4 chi ngắn khi nhập nội đánh đòn ngắn.

Hình ảnh mô phỏng Muay Thái cổ điển

Môn võ này tỏa rộng và trở nên phổ cập trên toàn lãnh thổ Thái. Người Thái luyện môn võ này để chấn hưng và duy trì nó. Giá trị trọng tâm cần đạt tới trong võ Thái là “Chai yen” – sự trấn tĩnh – tách biệt với “Chai roi” – sự nóng nảy. Tuy nhiên chẳng ai ngăn cản đươck một số trường hợp tử chiến “su dai” – chiến đấu cho tới chết.

Muay Thái có kỹ thuật chiến đấu thiên về thực dụng, mãnh liệt, không hoa mỹ đa dạng nhưng hiệu quả cao, chủy yếu “ Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.  Đòn tay mạnh nhưng không biến hóa, riêng đòn cùi chỏ rất lợi hại. Đòn chân, thiện đá thấp rất mạnh nhằm triệt hạ bộ pháp cước pháp đối thủ. Đặc biệt đòn đá tạt 2 bên sườn vào mặt rất mạnh tương tự như cước pháp “Âm Dương Ảo Cước” ở Thiếu Lâm Kiến An Kungfu Việt Nam và võ Cổ truyền Việt nam. Đây là vũ khí rất lợi hại của võ Thái, đặc biệt cú đá này thường thích chạm mục tiêu ở phần “ống quyển” hơn là mu bàn chân, do đó còn được gọi là đòn đá phang ống. Đòn chiến lược này thực swl rất lợi hại vì ở cự ly gần, đói thủ sẽ bị ống chân quất mạnh như phang bằng gậy, lùi ra một chút có thể bị “lãnh” mu bàn chân đã đượ tôi luyện cứng chắc. Do đó các võ sĩ Muay Thái khổ luyện “ống đồng” (ống chân) rất cứng mạnh mẽ để giáng những đòn phang khốc liệt, vừa để chịu đựng những pha quét chân hay triệt chân của đối phương.

Một bức vẽ cổ về Muay Thái

Chiến thuật sở trường ở Muay Thái là phang tới tấp hai bên sườn cho đối thủ thấm đòn hoặc choáng váng rồi áp vào đánh cùi chỏ, đầu gối hai gục hoặc vít cổ lên gối kết thúc trận đấu. Võ sĩ Muay Thái cũng thường đá quyét cho đối thủ ngã hoặc đá vào cơ đùi, ống chân, cẳng chân cho đối thủ tê liệt đôi chân không đá được, thậm chí không đứng vững nổi nữa.

Phương pháp tập luyện gồm đá cây chuối, đánh chỏ và đầu gối cả khi bơi lội và chạy cự ly dài. Về cước pháp thì ngoài kình lực, người ta còn rèn luyện kỹ xảo cho chính xá và tinh vi, đến độ có thể đá trái banh cho trúng một sợi dây.

Ngày nay với đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị hiện đại, người ta có nhiều loại bao, trụ để tập đá và đánh, có khi dùng cả mộc nhân vì ở thành thị, kiếm câu chuối để tập ống chân nhiều khi không dễ.

Thư viện võ thuật