Thân pháp trong kiếm thuật, côn thuật và quyền thuật trong Aikido

“Tay không” nghĩa là gì ? Trước khi bắt tay vào tập luyện, điều quan trọng cần nêu lên là các chiêu thức Kiếm thuật, Côn thuật và Quyền thuật không chỉ là nhằm thực hiện với hai tay. Thực vậy, người ta không sử dụng tay quá nhiều nhưng luyện tập chúng như là một cơ bản của các động tác của cơ thể. Và chính thân pháp xoay chuyển, ném hoặc làm mất thăng bằng đối phương.

Mộc kiếm – “Tay gỗ hủy diệt” của môn võ Aikido

Cách té ngã an toàn trong Aikido

Thông thường người ta cho rằng chủ yếu Aikido bao gồm các kỹ thuật “Tay không”. Thay vào đó, ý tưởng được đề xuất trong tác phẩm này là chính Thân pháp mới là chủ thể. “Tay không” theo nghĩa đen là không có vũ khí trong tay.

Tuy nhiên, “Tay không” có thể ngụ ý là ngay cả khi nắm kiếm, gậy trong tay thì hành giả cũng không chỉ dựa vào vũ khí. Một cao thủ có thể sử dụng Ken hoặc Jo cũng như một phần thân thể của mình thì có thể xem như đang thi triển các kỹ thuật “Tay không”. Là vì, trong Aikido, dù đang nắm vũ khí trong tay hay thi triển kỹ thuật “Tay không” thì cũng như vậy.

saitothrow

Chúng tôi hy vọng ý niệm về Riai như đã được trình bày trong cuốn 1 đã được quán triệt. Theo đó, các động tác Kiếm thuật, Côn thuật và “Tay không” được phối hợp làm một. Nếu cuốn sách này được đọc một cách thấu đáo thì chúng tôi nghĩ là hành giả sẽ khai triển được một mối tương quan khác: Sự chế ngự đối phương bằng các động tác Thân pháp. Chẳng hạn khi ta đang sử dụng côn và đối diện với một kẻ địch tấn công bằng kiếm, ta phải có khả năng chế ngự y. Ngược lại cũng vậy, nếu ta cầm kiếm và đối diện với một đối phương trang bị bằng gậy. Nếu cả hai đều không có vũ khí thì kẻ tấn công vẫn bị chế ngự. Nếu ta có trong đầu các ý niệm đó thì những sự bất hợp lý sẽ không thể xảy ra. Ta luôn có khả năng kiểm soát đối thủ dù có vũ khí hay không, miễn là ý niệm về thân pháp được lãnh hội và quán triệt. Cần nhấn mạnh đến Thân pháp vì nó hợp nhất Kiếm thuật, Côn thuật và kỹ thuật Tay không trong một thể thống nhất là Aikido.

Đừng ỷ lại vào vũ khí

Điều cần phải được nêu lên lần nữa là việc quá lệ thuộc vào Jo (gậy ngắn) hay Ken (Kiếm) là một ý nghĩ xấu cần loại bỏ.

Suburi, Tanren Uchi và Thân pháp
Suburi, Tanren Uchi và Thân pháp

Vì các động tác của Jo biến thiên nhiều hơn các động tác của Ken, khuynh hướng thông thường vẫn cho rằng chúng khó hơn và khác hơn. Thế nhưng môn sinh phải luyện tập các kỹ thuật cơ bản như đã được nhấn mạnh trong cuốn 1 cho đến mức độ gậy và kiếm trở nên một phần của thân thể.

Hành giả được khuyên phải tập các Suburi (đơn thức) trong vòng tối thiểu là 2 năm. Và nhất thiết phải luyện Tanren Uchi. Những bài tập đó sẽ phát triển thế quân bình của eo hông, mà đây là điều thiết yếu trong các kỹ thuật “Tay không”. Thân pháp được thực hiện từ eo hông. (Ghi chú: Theo Thái Cực Quyền, lực phát ra từ eo hông).

Aikido là một nghệ thuật bất đối kháng. Trong kỹ thuật, điều này được thực hiện qua Thân pháp. Và các động tác của Thân pháp được phát triển qua những bài tập cơ bản.

Trích “Aikido truyền thống” của Đs.Saito