Lời khuyên – nên ăn uống như thế nào sau khi gãy xương?

Gãy xương có lẽ là một trong những chấn thương phổ biến nhất của võ thuật, và lời khuyên sau đây hẳn sẽ giúp ích cho rất nhiều độc giả.

Lời khuyên – đấm nhiều không bằng đấm trúng, hãy nhớ 3 vị trí sau

Lời khuyên – 5 điều bạn nên hiểu trước khi bắt đầu tập Boxing

Võ thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương, thế nhưng những bộ môn võ thuật đối kháng mang tính va chạm cao như Muay Thái, Taekwondo, Judo, Jiujitsu… mới thực sự “đứng top” về tỉ lệ gây các chấn thương gãy, nứt xương.

Dĩ nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều quan trọng nhất vẫn là tập luyện bài bản, an toàn và điều độ. Thế nhưng, nếu như đứng trước “chuyện đã rồi”, khi chấn thương đã xảy ra, cần chú ý những nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

  • Chú ý bổ sung các loại thực phẩm cung cấp các vi chất như: canxi, magiê, kẽm, phốt- pho, a-xít folic, vitamin B6, vitamin B12… có trong sữa, cá hồi, chuối, rau xanh, ngũ cốc, thịt bò, trứng…
  • Bạn cũng cần chú ý những loại thực phẩm gây cản trở cho quá trình tái tạo tổ chức xương mới, tránh sử dụng khi bị gãy xương như: rượu (làm rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương thoái hóa nhanh hơn), cafin (làm giảm thiểu lượng canxi trong cơ thể).
  • Sự có mặt cafin trong khẩu phần ăn sẽ làm ngăn trở khả năng hấp thu canxi ở ruột). Trà đặc, sô-cô-la, nước ngọt có gas là những thứ không nên sử dụng trong thời gian xương gãy chưa hồi phục.
  • Mặt khác, thức ăn nhiều mỡ cũng làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể vì chất béo sẽ kết hợp với canxi tạo nên một dạng chất bọt không hấp thụ và bị thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, tùy theo chỉ định của bác sĩ, cần chú ý thêm về việc nẹp bó vết gãy xương, đình chỉ việc tập luyện trong thời gian cần thiết.

Top 15 chấn thương đáng sợ nhất lịch sử MMA

[jwplayer player=”1″ mediaid=”97765″]

Phạm Vũ