Lời khuyên – tự vệ, đừng bao giờ “chơi lầy” với đối thủ

Có rất nhiều lời khuyên về vấn đề tự vệ – hầu hết là về việc sử dụng võ thuật trong các tình huống hữu sự. Những kiến thức sau đây có lẽ hoàn toàn không liên quan đến võ thuật, nhưng sẽ là một trong những chìa khóa sống còn trong việc tự vệ đúng cách.

Kiến thức tự vệ – Đừng bao giờ quên mình là kẻ yếu

Kiến thức tự vệ – Sai lầm chết người khi tự vệ trên đường phố

Hãy đặt một ví dụ: bạn bị tấn công (trong các tình huống ẩu đả đường phố do va quẹt xe cộ, bị trấn lột, bị cướp….), và rồi vì một lý do nào đó mà bạn có thể đi đến tình thế có lợi như

  • Đánh ngã được đối thủ
  • Khóa hay khống chế được đối thủ
  • Giành thế áp đảo khi “chơi tay đôi”
  • ….

Bạn sẽ làm gì kế tiếp?

Bạn đã bao giờ gặp tình huống buộc phải tự vệ?

Hầu hết chúng ta sẽ tiếp tục tấn công đối thủ với tâm lý “dù gì mình cũng đang thắng thế, viêc gì phải chạy?”, một số khác tiếp tục tấn công để chắc chắn về việc trấn áp hoàn toàn đối thủ, và cũng có không ít người làm thế vì…”sướng tay” hoặc… “cho hả giận”.

Lời khuyên: Đừng bao giờ “chơi lầy” với đối thủ trong các tình huống tự vệ. Hãy luôn để ý đến giới hạn của mọi cuộc đụng độ, bắt đầu nó (nếu bắt buộc) một cách nhanh gọn, và tương tự như thế, kết thúc nó một cách nhanh gọn. Đây là điều mà hầu hết các trung tâm huấn luyện tự vệ trên toàn thế giới đã đúc kết và truyền dạy.

Vì sao? Hãy cùng điểm qua các vấn đề sau đây:

  • Đối thủ hoàn toàn có thể “lật kèo”: có trời mới biết trong túi quần của kẻ tấn công bạn có còn giấu thêm con dao nào hay không, hay bên kia lề đường có còn tên tội phạm nào đang chờ “tiếp sức” đồng bọn hay không. Bất kể bạn phải vung nắm đấm để tự vệ trong  hoàn cảnh nào, một cú va quẹt ngẫu nhiên hay một vụ cướp có tính toán, bạn không bao giờ áp đảo tuyệt đối. Có thể 5 giây trước bạn còn đang ngồi trên lưng tên tội phạm và khóa được tay hắn, 5 giây sau bạn đã lãnh gọn một nhát dao vào gáy. Có thể bạn hạ gục được kẻ vừa muốn bắt nạt bạn, nhưng vừa đi bộ khỏi đó vài trăm mét, bạn sẽ đụng độ một vài – hoặc thậm chí vài chục tên côn đồ khác được gọi đến.Lời khuyên: Bất kể bạn chọn phương án tự vệ nào, từ việc đả thương đối thủ cho đến khi gục hoàn toàn, hay chỉ đơn giản là vật ngã và khống chế, hãy cố gắng kết thúc cuộc chiến càng nhanh càng tốt, và tránh mặt ngay khỏi đó. Trong quá trình tự vệ, cũng cần liên tục chú ý đến các biểu hiện của đối thủ như rút vũ khí, ra hiệu cho người khác, và đặc biệt chú ý xung quanh để đề phòng việc bị tấn công bất ngờ bởi người khác. ĐẶC BIỆT chú ý đến điều này khi phải tự vệ ở nơi vắng người, bởi vì đó chính là khi không ai có thể giúp bạn cứu chữa những sai lầm.
  • Bạn nên nhớ, bạn đang TỰ VỆ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có quyền đả thương khác quá đáng để rồi đối mặt với pháp luật. Khi thượng cẳng chân hạ cẳng tay, cơ thể bạn liên tục sản sinh ra các hoormone liên quan đến hành vi bạo lực (adrenaline, dopamine…), khiến cho bạn liên tục muốn tiếp tục hành vi bạo lực. Điều này có thể dẫn bạn đến các rắc rối pháp lý khi bạn “lố tay” đả thương đối thủ, thậm chí là ngộ sát. Tình trạng này càng dễ xảy ra nếu bạn có thói quen trang bị vũ khí phòng thân như gậy rút, dao… Dẫu biết rằng bạn là nạn nhân, nhưng đừng quên chính bạn cũng có thể trở thành thủ phạm, trong một tội danh khác.Lời khuyên: Hãy luôn biết điểm dừng trong mọi chiến, bất kể bạn tự vệ bằng kỹ thuật nào, chiến thuật nào, vũ khí nào. Nên để mọi thứ dừng ở mức “tự vệ”.
Đừng bao giờ “chơi lầy”, có trời mới biết chuyện gì sẽ diễn ra kế tiếp.
  • Hãy nhớ lại mục đích của bạn: Tự vệ. Đây không phải là cuộc đấu võ đài – nơi bạn phải chiến thắng bằng cách áp đảo đối thủ để có được phần thưởng. Đây không phải là tình huống bạn quyết định “hạ thủ” với ai đó. Đó là những ngày bình thường đẹp trời nào đó, bạn đang đi chợ, đi học, đi làm, bạn bị người khác tấn công. Chính bạn mới là người có cuộc sống bị quấy nhiễu, vì thế, việc của bạn là đưa mọi thứ trở lại bình thường, không phải là làm cho nó rối thêm lên. Hãy tấn công nhanh gọn, vô hiệu hóa đối thủ bằng các đòn thế chuyên dùng cho tự vệ như đạp đầu gối, tấn công vào mũi (gây chảy nước mắt, khiến đối thủ khó truy đuổi) và rồi…bỏ chạy khỏi đó. Đây là chiến thuật thường dùng nhất, được tin tưởng giảng dạy bởi những cơ sở đào tạo tự vệ. Hãy nhớ kỹ nguyên tắc đó: trả đòn bất ngờ, rút lui nhanh chóng.

3 kỹ thuật tối thiểu mà bạn cần biết để tự vệ

Y.N