Một số đòn thế tự vệ của Muay Thai Boran cổ truyền

Muay Thái ngày nay tuy mang dáng dấp của một môn võ đối kháng, thế nhưng với đòn thế tinh giản và đề cao tính hiệu quả bậc nhất, khả năng tự vệ của Muay Thái vẫn là điều đáng để lưu ý học hỏi.

Nai Khanomtom – người được coi là “cha đẻ” của Muay Thái

Trận đấu khiến nước Mỹ phải kính nể Muay Thái

Sự thật rằng ngay từ những năm tháng đầu tiên cái tên “Muay” tồn tại trong lòng dân tộc Thái, nó đã được coi như một thứ vũ khí để tự vệ trước những thế lực xâm lăng như dân tộc Miến Điện, Chăm…. Đó cũng là lý do khiến cho các võ sĩ Muay luôn mang một nét rất riêng – khí chất của người chiến binh chứ không chỉ đơn giản là một võ sĩ.

Ngay từ trong những đòn thế cơ bản của Muay Boran (Muay cổ truyền của bản địa Thái Lan), chúng ta đã có thể nhìn thấy hình bóng của những đòn thế tự vệ mà ngày nay chúng ta cũng đang đối mặt. Sau đây là 5 đòn thế thuộc nhóm “Mae Mai”, tức là những đòn thế cơ bản nhất cần thành thục trong Muay Thái, bất kể bạn tập luyện để bước lên võ đài hay tự vệ đường phố.

Đòn căn bản 1: SALAB FAN PLA (nguyên văn tiếng Thái)

Đây là đòn căn bản dùng để thủ tự vệ hay né cú đấm thẳng của đối phương bằng cách bước sang bên tránh tầm của cánh tay để nắm đấm sượt qua mặt.

Đòn thế:

 + Người tấn công: bước tới trước đồng thời tung cú đấm thẳng vào mặt người thủ thế.

+ Người thủ thế: né tránh bằng cách bước chân phải xéo sang phải 1 bước và luôn đặt 60% trọng lượng cơ thể lên chân  phải, chân phải khụy xuống một chút để mặt và thân thoát khỏi cú đấm. Sau đó chụp phần trên của cẳng tay đối phương bằng tay phải và chụp cổ tay đối phương bằng tay trái rồi vặn cổ tay đối phương (đòn này tương tự như đòn bẻ tay)

1

Đòn căn bản 2: PAKSA WAEG RANG (nguyên văn tiếng Thái)

Đỡ vòng cầu:

Đây là đòn căn bản để nhập nội và được dùng trong nhiều đòn thế khác.

Đòn thế:

+ Người tấn công: tung cú đấm thẳng bằng tay trái vào mặt người thủ thế đồng thời bước tiến lên bằng chân trái.

+ Người thủ thế: nhanh chóng bước xiên sang trái vào trong cánh tay trái của đối phương và đặt 60% trọng tâm vào chân trái rồi đỡ xoay vòng bằng cả hai tay vào cả phần trên và phần dưới cánh tay của đối phương, hai nắm tay chạm nhau (giống như trong thế chấp tay chào), hai khuỷu tay mở ra khoảng 1 gang tay (25 cm), mặt và đầu được che bởi hai tay đồng thời chú ý nhìn vào nắm đấm phải của đối phương.

2

Đòn căn bản 3: CHAWA SAD HOK (nguyên văn tiếng Thái)

Đây là đòn căn bản để né đòn bằng cách bước tránh và phản công bằng một cú tung cùi chỏ.

Đòn thế:

+ Người tấn công: bước chân trái tới trước đồng thời tung cú đấm bằng tay trái vào mặt người thủ thế.

+ Người thủ thế:  nhanh chóng tránh người sang phải, trọng tâm đặt ở chân phải, rồi tung cùi chỏ vào mạn sườn đối thủ.

3

Đòn căn bản 4:

INAO THANG GRIT

(nguyên văn tiếng Thái)

Đây là đòn căn bản để tránh cú đấm thẳng và dùng cùi chỏ xoay tung vào thân đối phương.

Đòn thế:

+ Người tấn công: bước tới trước đồng thời tung cú đấm trái vào mặt người thủ thế.

+ Người thủ thế: nhanh chóng bước chân trái về phía trước, đặt 60% trọng tâm thân người vào chân trái, giương cùi chỏ song song với mặt đất và tung vào sườn đối phương.

4

Đòn căn bản 5: YO KHAO PRASUMARU (nguyên văn tiếng Thái)

Đòn thế này được dùng để tự vệ chống lại cú đấm thẳng bằng cách cúi người để cú đấm trượt qua đầu rồi tung cú đấm thốc vào cằm.

Đòn thế:

+ Người tấn công: bước chân phải tới trước đồng thời tung cú đấm thẳng tay phải vào mặt người thủ thế.

+ Người thủ thế: nhanh chóng bước và  khuỵu gối trái trong khi gối phải vẫn thẳng, cúi người về trước và đặt 45% trọng lượng ở chân trái, cùng lúc đó đấm tống cú đấm phải vào cằm đối thủ. Xoay đầu để có thể nhìn vào cằm đối thủ đồng thời tay trái bảo về trước cằm mình.

5

Một số kỹ thuật tự vệ khác của dòng Muay Chaiya

[jwplayer player=”1″ mediaid=”78261″]

Y.N