Clip hiếm: Aikido đấu tập thực chiến như thế nào

Aikido tuy xuất phát từ Nhật Bản – một trong những nền võ thuật uy tín và độc đáo nhất thế giới, phát triển rộng khắp ra hàng chục quốc gia nhưng vẫn thường xuyên bị đánh giá thấp về khoản thực chiến.

Top 6 môn võ ít thực chiến nhất

Thế võ thực chiến chuyên nghiệp như trong phim hành động

Một trong những nguyên nhân chính có lẽ do hệ thống kỹ thuật đòi hỏi khả năng “cảm đòn” và xử lý tình huống quá cao, khiến cho môn võ trở nên quá khó sử dụng với người mới và cần rất nhiều thời gian tập luyện để một người bình thường đi đến đẳng cấp đủ khả năng tự vệ trong thực chiến. Ngoài ra, nhiều dòng phái của Aikido tập luyện một cách rất thụ động, người thực hiện các kỹ thuật không có dịp thực nghiệm động tác trên đối thủ gần với tình huống thật (có kháng cự). Các bài tập Aikido thường diễn ra rất cách rất “một chiều”, các kỹ thuật được áp dụng dễ dàng và từ đó dễ sinh tâm lý ảo tưởng, không lường trước được các tình huống bất thành.

Dù được đánh giá cao nhưng Aikido không phải bộ môn dễ tập và sử dụng được trong thực chiến
Dù được đánh giá cao nhưng Aikido không phải bộ môn dễ tập và sử dụng được trong thực chiến

Trên thực tế, có rất nhiều môn võ có hệ thống kỹ thuật phức tạp và khó “cảm đòn” như Vịnh Xuân, Thái Cực, Jiujitsu… và người tập nếu sa đà vào lối suy nghĩ tự mãn cũng sẽ sớm tự hủy hoại khả năng thực chiến của mình. Như vậy, vấn đề thực chiến không phải lỗi của bộ môn Aikido nói riêng, mà là do cách rèn luyện.

Hệ phái Shodokan (Tomiki) Aikido là một ví dụ điển hình cho khả năng thực chiến của Aikido. Sáng lập bởi võ sư Kenji Tomiki – người từng được chân truyền bởi sáng tổ Aikido Morihei Ueshiba, hệ phái Shodokan Aikido đặc biệt quan tâm tới hình thức tập luyện Toshu Randori, giúp người tập có cơ hội thực nghiệm kỹ thuật nhiều hơn trong các tình huống không hoàn toàn giống lúc mô phỏng kỹ thuật. Việc đối mặt với các võ sĩ có chủ ý kháng cự khiến việc rèn dũa kỹ thuật tiến bộ nhanh hơn hẳn, đồng thời vẫn giữ được nét tinh hoa thuần nhu của Aikido. Cách tập này có thể được đánh giá giống như hình thức “sparring” trong các môn võ đối kháng thể thao như Boxing, Muay Thái…

Võ sư Kenji Tomiki (phải)
Võ sư Kenji Tomiki (phải)

Hãy cùng xem những video clip dưới đây và để lại ý kiến bên dưới dòng bình luận: Nếu không tập luyện như thế này, liệu Aikido có thực chiến?

Kỹ thuật chống dao

Phạm Vũ