Những ngã rẽ thay đổi hoàn toàn lịch sử Taekwondo Việt Nam

Gần 40 năm tồn tại trên mảnh đất hình chữ S, Taekwondo luôn không ngừng phát triển với nhiều bước thăng trầm. Trong số đó, có những sự kiện quan trọng đến mức nếu như nó chưa từng tồn tại, có thể Taekwondo Việt Nam ngày nay đã là một câu chuyện rất  khác.

200 võ sinh Taekwondo đội mưa khuấy động không khí Nhà hát lớn TP.HCM

Những người làm nên kỳ tích Taekwondo Việt Nam: Ngày ấy – bây giờ

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (1996 – 2016), hãy cùng VoThuat.VN điểm lại những ngã rẽ đáng nhớ này;

Năm 1959: Lần đầu tiên Taekwondo xuất hiện tại Việt Nam nhờ các đoàn biểu diễn tại sân Tao Đàn.

Taekwondo là một trong những bộ môn võ thuật
Taekwondo là một trong những bộ môn võ thuật “ngoại nhập” xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam.

Năm 1962: Những người Việt đầu tiên bắt đầu theo học Taekwondo, trong đó có cả những nhân vật trở thành người sau này gầy dựng lại bộ môn.

Năm 1976: Sau ngày đất nước thống nhất và ổn định kinh tế – xã hội, Taekwondo phát triển trở lại. Cùng với nhiều bộ môn khác, Taekwondo góp phần hình thành nên “Võ tự vệ chiến đấu”, được giảng dạy một thời gian dài và rộng khắp trên địa bàn TP.HCM.

1980 trở đi: Những tổ chức đầu tiên Một trong những bước ngoặt lớn nhất của sự phát triển các bộ môn thể thao, võ thuật đó là sự hình thành tổ chức quản lý thống nhất, bài bản. Đối với Taekwondo, đó là Ban chuyên môn Taekwondo (được Sở TDTT TP.HCM thành lập. Cũng trong năm này, các môn võ thuật được tách ra và hình thành Hội võ thuật TP.HCM. Tiếp nối những thànhc ông đó, Hội Taekwondo TP.HCM được thành lập năm 1989.

Taekwondo là một trong những môn đầu tiên tham gia sự thành lập của Liên đoàn Võ thuật TP.HCM năm 1989 (cùng với Judo, Karatedo, Aikido, Vovinam, Võ cổ truyền, Boxing và Vật tự do).
Taekwondo là một trong những môn đầu tiên tham gia sự thành lập của Liên đoàn Võ thuật TP.HCM năm 1989 (cùng với Judo, Karatedo, Aikido, Vovinam, Võ cổ truyền, Boxing và Vật tự do).

Năm 1996: Sự thành lập Liên đoàn Taekwondo Việt Nam – bước nhảy của thời đại. Hiếm có một bộ môn nào có thể thành lập Liên đoàn quốc gia khi mà 7 năm trước đó – tất cả chỉ mới là những tổ chức Hội cấp thành phố. Điều đó chứng tỏ sức phát triển mạnh mẽ của Taekwondo tại Việt Nam. Đây cũng là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình lớn nhất trong lịch sử bộ môn, đưa Taekwondo trở thành môn tiên phong trong làng thể thao thành tích cao Việt Nam.

Năm 1991: Lần đầu tiên “đem chuông đi đánh xứ người” tại SEA Games 16 (Philippines). Ngay tại lần đầu ra quân này, Taekwondo Việt Nam đã sưu tập đủ bộ 3 màu huy chương trước các đối thủ đã có nhiều năm xây dựng lực lượng như Thái Lan, Malaysia…

Năm 2000: Tấm HCB Olympic – kỳ tích lịch sử của Trần Hiếu Ngân. Đây được đánh giá là sự kiện đánh dấu thời kỳ Taekwondo Việt Nam thực sự ngẩng cao đầu và thách thức các đối thủ ở đẳng cấp thế giới. Sự kiện này còn mở đầu cho 16 năm liên tiếp Taekwondo Việt Nam mòn mỏi đeo đuổi giấc mơ Olympic.

Tấm HCB Olympic của Trần Hiếu Ngân, không chỉ là thành tích, đó là một kỳ tích!
Tấm HCB Olympic của Trần Hiếu Ngân, không chỉ là thành tích, đó là một kỳ tích!

Năm 2006: Hoàng Hà Giang đoạt HCV ở giải VĐTG trẻ năm 2016. Tuy tài năng sinh năm 1991 này phải sớm giải nghệ vì bệnh nan y, thành công của Hà Giang đã mở ra niềm kỳ vọng to lớn cho các thế hệ VĐV trẻ trên hành trình chinh phục giấc mơ đổi màu huy chương Olympic.

Năm 2009: Ngay từ lần đầu tiên tham dự giải VĐTG, quyền Taekwondo Việt Nam đã có HCB và mở màn cho chuỗi chiến công nhiều năm liền ở nội dung này. Bên cạnh thành tích của các nội dung quyền cá nhân (đến nay đã có 10 năm liền mang huy chương giải Thế giới trở về), nội dung quyền đồng đội cũng trở thành “mỏ vàng thứ 2” cho làng Taekwondo Việt Nam, báo hiệu một thời kỳ ổn định và đầy kỳ vọng.

Tháng 9/2016: Việt Nam vượt trội trong những bài quyền mới. Theo quyết định của Hiệp hội Taekwondo châu Á (ATU), tại ASIAD 2018 (và cũng là lần đầu tiên quyền Taekwondo được tổ chức thi đấu), các bài quyền mới như Himchari, Beegak, Saebyul và Nashar sẽ được đưa vào sử dụng. Điều đặc biệt rằng trong chuyến tập huấn của ATU để phổ biến các bài quyền cho những quốc gia tham dự ASIAD, hai cái tên vàng của làng quyền Taekwondo Việt Nam là Châu Tuyết Vân và Nguyễn Thiên Phụng đều thể hiện vượt trội và vô địch cuộc thi thử nghiệm. Điều đó vừa gây áp lực lớn lên các đội tuyển còn lại, vừa tạo nên niềm hy vọng to lớn cho Taekwondo Việt Nam vào những tấm HCV đang chờ đợi tại ASIAD 2018.

Nguyễn Thiên Phụng và Châu Tuyết Vân - bộ đôi hứa hẹn cho những tấm huy chương ASIAD đầu tiên của tuyển quyền Taekwondo Việt Nam.
Nguyễn Thiên Phụng và Châu Tuyết Vân – bộ đôi hứa hẹn cho những tấm huy chương ASIAD đầu tiên của tuyển quyền Taekwondo Việt Nam.

Năm 2016: Năm của những tài năng mới. Khi lứa VĐV quyền đỉnh cao của làng Taekwondo Việt Nam vuột mất HCV tại Giải VĐTG quyền 2016, những tên tuổi mới như Nguyễn Kim Phương, Ha Mi Zah, Lê Ngọc Hân, Lê Trần Kim Uyên, Nguyễn Thị Kim Hà, Trần Hồ Duy, Trần Đăng Khoa và Nguyễn Ngọc Minh Hy bất ngờ tỏa sáng và đoạt HCV ở cả hai nội dung cá nhân và đồng đội. Ngay sau đó, khi nỗi buồn Olympic 2016 còn chưa vơi thì cô gái sinh năm 2001 Hồ Thị Kim Ngân bất ngờ tái lập thành tích của những người đàn chị như Hoàng Hà Giang hay Nguyễn Thị Bích Ngọc, giành lấy tấm HCV đối kháng ở giải VĐTG trẻ 2016. Lâu lắm rồi làng Taekwondo Việt Nam mới lại có cảm xúc đó, khi mà niềm vui xen lẫn sự kỳ vọng trở về cùng lúc ở cả hai nội dung đối kháng và quyền. Đây không chỉ là một cột mốc mà còn là một ngã rẽ lớn, một bước ngoặt hứa hẹn cuộc chuyển thời đổi vận ngay trước dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Liên đoàn.

Hồ Thị Kim Ngân (thứ hai từ phải qua) - niềm kỳ vọng vào nội dung đối kháng, điều mà Taekwondo Việt Nam đã mòn mỏi đợi chờ trong nhiều năm qua.
Hồ Thị Kim Ngân (thứ hai từ phải qua) – niềm kỳ vọng vào nội dung đối kháng, điều mà Taekwondo Việt Nam đã mòn mỏi đợi chờ trong nhiều năm qua.

https://www.youtube.com/watch?v=pHuEEhSOpU4

 Hồ Võ