Những sự thật trớ trêu của việc tầm sự học đạo tại Trung Quốc (kì 2)

Đối với võ thuật, tình huống lại hoàn toàn đối nghịch. Võ thuật là một môn võ thể thao được chính phủ chấp nhận và tài trợ. Có rất nhiều thầy tuyệt giỏi và cũng dễ kiếm ra họ thôi. Họ sẽ bắt bạn luyện tập căng thẳng và không hề giấu nghề gì cả, chỉ vì bạn là người nước ngoài.

Đây rõ ràng là một môn thể thao Trung Hoa và họ không ngừng cải tiến, canh tân nhiều điều, do đó nếu bạn muốn dự tranh ở trình độ cao đẳng của bộ môn thể thao này, thì  Trung Hoa đúng là nơi bạn tìm đến.

Shaolin-Kongfu

Sẽ cần phải học bao lâu? Hẳn bạn sẽ nghĩ “càng lâu càng tốt, nhưng không phải lúc nào cũng thế đâu. Nó còn tùy thuộc ở chỗ bạn học cái gì (ở đây chúng ta coi như bạn học  chút đỉnh về võ thuật). Nói về võ thuật, bạn có thể học được khá nhiều trong một thời gian ngắn – cứ cho là hai tuần một bài bản mới. Nếu bạn có hai tháng, bạn sẽ dành nhiều thời gian để sửa chữa và hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản. Các chương trình võ thuật dành cho người nước ngoài thường được tổ chức ngắn hạn và bạn sẽ tập luyện từ bốn đến sáu tiếng đồng hồ mỗi ngày. Vì những người biểu diễn võ thuật chủ yếu tập luyện để hoàn thiện một vài bài bản, cho nên hai tuần cũng đủ mang lại nhiều sự cải thiện quan trọng rồi. Tuy nhiên nếu bạn chưa có chút kinh nghiệm nào từ trước về môn võ thể thao bạn muốn theo học, thì trước hết bạn nên tìm một huấn luyện viên giỏi tại xứ sở của bạn để ông ta dạy bạn trước các bước căn bản đã. Thời gian tập luyện tại Trung Hoa chỉ nên sử dụng để trau chuốt, hoàn thiện các kỹ thuật của bạn mà thôi.

shaolin_banner

Đáng buồn thay, tình huống hoàn toàn khác hẳn đối với những ai muốn tìm học võ công. Dù vẫn có những chương trình dạy võ cổ truyền cho những người ngoại quốc, nhưng phương pháp cũng giống hệt như khi dạy võ thuật mà thôi: Chỉ là các bài quyền tay không hay với vũ khí vậy thôi, không có đối luyện, không có phân thế, áp dụng. Dĩ nhiên bạn sẽ nghĩ rằng một chương trình có hai tuần lễ thì còn đòi hỏi được gì hơn. “Một hệ thống võ học cần cả một đời người mới có thể nắm vững được. Tôi bất kể là môn võ đó có khó đến đâu, tôi sẵn sàng ở đây đến bao lâu cũng được miễn là tôi học hết được môn võ đó”. Nghe ra thật đúng là một thái độ đáng ngưỡng mộ, nhưng trên thực tế đó là một việc “lực bất tòng tâm” đấy bạn ạ.

one1

Nếu bạn mong biến ước mơ này thành sự thật, bạn cần phải khắc phục cho được rất nhiều khó khăn. Trước hết bạn phải tìm cho ra một vị võ sư, một chuyện không dễ dàng vì các thầy võ đâu có treo bảng hiệu hay đăng quảng cáo trên Niêm Giám Điện Thoại. Nếu quả như bạn có xoay sở khéo tìm ra được một võ sư và ông ta chịu dạy bạn, có lẽ bạn chỉ gặp được ông ta vào những lúc ông ta rãnh mà thôi. Giỏi lắm là mỗi tuần bạn học thêm về động tác. Vào mùa đông và chớm sang xuân, bạn tha hồ đi tìm hàng tháng cũng không mong gặp được ông ta. Về mùa đông hầu hết các hoạt động  tại Trung Hoa đều ngưng trệ. Trời lạnh quá mà. Bạn có thể học mấy năm mà cũng chỉ biết dăm ba bài quyền độc diễn. Do đó bằng cách giới hạn thời gian với một chương trình được ấn định trước, có lẽ bạn sẽ học được nhiều hơn trong một thời gian ngắn hơn. Dĩ nhiên bạn sẽ phải hoàn thiện lấy các đòn thế ấy một mình, nhưng những chuyến du lịch hàng năm đến tham dự các khóa bồi dưỡng sẽ giúp ích được bạn rất nhiều.

c700x420

Làm quen với phương pháp giảng dạy của người Trung Hoa đòi hỏi ở bạn một nổ lực thích ứng lớn nhất. Võ sư của  bạn mỗi lần chỉ hướng dẫn bạn một động tác, ông ta chỉ biểu diễn một hoặc hai lần mà thôi. Ông ta không hề sửa chữa cho bạn. Khi bạn đã học xong một chiêu thế, bạn có thể hoặc học sang chiêu thế kế tiếp hoặc việc dạy dỗ tạm ngưng ở đó. Không có vấn đề ôn tập những gì bạn đã học. Nếu một vị võ sư bảo bạn đi một bài quyền, ông ta chỉ lẳng lặng đứng xem bạn, không một lời bình phẩm. Điều này có thể khiến cho các võ sinh người Mỹ rất bối rối, thất vọng, vì họ vốn quen được các huấn luyện viên phê bình, sửa chữa. Võ sư của bạn đôi khi cũng khen bạn vài câu lịch sự, nhưng phần lớn bạn bị bỏ mặc với cảm giác hoang mang không hiểu là các động tác của mình làm đã … gần đúng chưa? Một lời khen đích thực duy nhất mà tôi nhận được là của một vị sư Thiếu Lâm Tự. Một lần kia khi tôi đi xong môt bài quyền ông dạy cho tôi, tôi được ông ta khen rằng “Trông cũng không đến nỗi tồi – đối với một người nước ngoài như vậy”.

Đối với người Trung  Hoa, bạn sẽ mãi mãi là một người nước ngoài. Vậy bạn hãy thực tế. Bạn có thể học được nhiều, nhưng bạn sẽ không bao giờ học hết được mọi điều, cho dù bạn có lưu lại đất nước này lâu đến đâu đi nữa. Chuyện một võ sư Trung Hoa truyền hết võ công cho một kẻ ngoại bang là một điều rất họa hiếm. Tôi phải tiêu tốn bao nhiêu? Theo tiêu chuẩn của người Mỹ thì phí tổn thực sự cho việc ăn ở và huấn luyện tại Trung Hoa có thể gọi là tương đối thấp, dù đối với tiêu chuẩn của người Trung Hoa như thế là quá cao. Tuy nhiên không phải bao giờ bạn trả giá cao cũng đều được một món hàng tốt đâu. Tôi xin đơn cử một ví dụ: Tôi làm bạn với hai nguời Úc và một thanh niên từ Đan Mạch sang Trung Hoa để học võ cổ truyền. Họ ở tại một trung tâm huấn luyện gần Thiếu Lâm Tự. Họ được thuyết phục đến chỗ tin tưởng rằng trung tâm này được Thiếu Lâm Tự điều hành và họ sẽ được học võ do đích thân các vị sư Thiếu Lâm truyền dạy. Trên thực tế, trường huấn luyện này không hề có một quan hệ chính thức nào với Chùa Thiếu Lâm. Riêng các huấn luyện viên tại đây trình độ võ thuật cũng khác biệt nhau và chưa hề được học võ tại Chùa Thiếu Lâm với các danh sư của Chùa. Trường sở còn mới và trông bề thế lắm. Mặc dù được trang bị lò sưởi, nhưng các phòng ngủ và phòng tập không hề được sưởi ấm trong suốt mùa đông. Nước nóng để tắm chỉ được cung cấp hai tuấn một lần. Thức ăn thì đắc nhưng chất lượng kém và đơn điệu. Các võ sinh tập luyện bốn giờ một ngày, vậy mà không có một nhân viên nào được huấn luyện về mặt y tế để chăm sóc cho các vết thương mà các võ sinh không thể tránh khỏi được trong lúc tập luyện. Các võ sinh ngoại quốc này không nói được tiếng Trung Hoa, cho nên họ bị tất cả mọi người lợi dụng, từ anh phiên dịch cho đến bà già ngồi bán khoai tây chiên. Vì tất cả những khoản này, hằng tháng họ phải trả mỗi người hơn 1.000 đô la Mỹ.

Đọc đến đây chắc các bạn cho là tôi chỉ trích hơi quá đáng, và tôi xin công nhận là quả tôi có nhấn mạnh về các mặt tiêu cực đó để chuẩn bị cho các bạn sẵn sàng đối phó với tình huống bất như ý nhất. Công bằng mà nói, mặc dù có những chuyện bực mình khó chịu, nhưng cũng có người đã từng đến học võ tại Trung Hoa và thấy đó là một kinh nghiệm rất đáng trân trọng và khích lệ. Tôi thực hết sức may mắn đã gặp được những người tôi gặp và đã học được những điều tôi học.

Tô Thiện (sưu tầm)