Báu vật quân sự Việt bị quân phương Bắc cướp mất

Trong lịch sử nước ta không thể đếm hết bao nhiều lần bị xâm lược đô hộ, do đó không ít các báu vật của Việt Nam bị thất lạc. Tuy nhiên nếu nói về góc độ văn hóa quân sự thì quyển Binh Thư Yếu lược được xem là báu vật đáng giá nhất.

Tướng Nguyễn Xí và đội quân chó săn đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam
Đâu là trận chiến võ thuật ngoài mưa hay nhất lịch sử?

Năm 1407 Nhà Hồ thất thủ trước quân nhà Minh ở phương Bắc, từ đó quân phương Bắc tiến hành vơ vét tài nguyên đất nước. Nếu so sánh với những lần bị đô hộ trước, lần thứ tư Bắc thuộc thảm kịch hơn ba lần đầu. Đầu tiên là xóa hẳn tên Đại Việt, đổi sang quận Giao Chỉ. Vì văn hóa thời Lý và Trần quá rực rỡ nên quân xâm lược muốn hủy diệt tận gốc, thậm chí cả sách trẻ em cũng đem thiêu. Còn những cuốn siêu giá trị như cuốn Binh Thư Yếu Lược do chính Trần Hưng Đạo Đại Việt viết để đánh quân Nguyên Mông, ấy thế mà bị cướp mất.

12832548_10204738197288679_3642658999214643447_n

Binh Thư Yếu lược tập trung nhiều kinh nghiệm và chính sách quân sự bậc nhất thời bấy giờ. Gồm có 4 quyển với các chương như sau:
Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh.

Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối.

Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.

Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây – ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng

btyl1

Đa số những quyển Binh Thư Yếu Lược hiện nay đều được cho rằng là hàng giả, vì quân Minh đã cướp mất báu vật này. Cho đến nay một số nhà sử hợp cho rằng quyển sách này đã bị thất truyền.

Do tính giá trị dân tộc không chỉ dựa trên những hiện vật sẵn có nhưng còn là những kho báu về tri thức mang tính chất lịch sử và văn hóa, những điều đó rất cần được thế hệ sau lưu giữ và truyền lại cho hậu thế.

Quang Lữ