Sao võ thuật hàng đầu thế giới cũng bị “giang hồ” đe dọa 

Trong bài trả lời phỏng vấn với nhà báo Dương Lan tại Bắc Kinh, ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt không ngần ngại cho biết anh cũng từng bị các thế lực giang hồ ở Hồng Kông đe dọa.

jetli
Ngôi sao Võ thuật Lý Liên Kiệt cũng bị các thế lực ngầm đe dọa

 

Sau khi phim “Thiếu Lâm Tự” được trình chiếu, Lý Liên Kiệt đã dựa vào võ nghệ tinh vi của mình chinh phục được khán giả. Tài năng trẻ như anh ngay lập tức nổi tiếng, tiền thù lao lên cao, hợp đồng không dứt, thế nhưng là một thành viên chính thức của đội võ thuật Bắc Kinh, anh không thể tùy ý nhận hợp đồng quay phim. Mãi cho đến năm 1988, Lý Liên Kiệt di cư sang Mỹ, mới có thể thoát khỏi hoàn cảnh này.

 

Lý Liên Kiệt: Vào thời điểm đó Trung Quốc ở trong tình trạng như thế nào chúng ta đều hiểu rõ, còn khá cứng nhắc và chưa hoàn toàn mở cửa như bây giờ. Chúng ta đều là người thuộc về đơn vị, tức là người của quốc gia ( nhà nước), cho nên kiếm được tiền cũng nhất định là của nhà nước, vì đến con người anh còn thuộc về nhà nước mà. Còn lúc đó Hongkong là nước chủ nghĩa tư bản, là một nơi thuộc về thị trường kinh tế. Vì anh có thể làm nên tiền, nên người khác ngay lập tức cầm tiền đến dụ dỗ anh; “Đây là 3.000.000 tệ, anh đóng phim cho tôi”. Lúc đó, năm 1982, 3.000.000 tệ, bằng với con số 3 tỷ của bây giờ. Thời điểm đó, tiền lương của một giáo sư dạy ở đại học cũng chỉ có 88 tệ, tôi nhớ rất rõ vì mình đều đã trải qua, năm 16 tuổi tôi đã đến cấp độ đó rồi, vì mỗi năm tôi đi thi đều giành quán quân nên cứ thế tăng cấp của mình lên, tăng đến cấp độ không còn cách nào để phát triển tiếp nữa. Bây giờ quay lại nói chuyện đóng phim, lúc đó đóng phim mỗi người 1 tệ, nếu đóng tiếp phim thứ 2 thì 2 tệ. Lúc đó sự chống cự trong tôi khá lớn.

 Dương Lan: Những suy nghĩ lúc đó anh không thể nói với bạn bè?

Lý Liên Kiệt: Bạn không nói được, càng không nói được khi ở nước ngoài vì như thế sẽ làm hỏng hình ảnh của quốc gia. Bạn cũng không được nói với phóng viên trong nước, vì nói thì bạn lại mang tư tưởng sai lệch. Trong hoàn cảnh đó có rất nhiều thứ xung quanh, không thể nói được với ai, chỉ có một mình cứ buồn khổ như vậy. Thực ra suốt từ năm 1980 đến 1988 tôi chỉ đóng 4 bộ phim, vì đơn vị không cho tôi tham gia, đơn vị không cho tôi đi. Lúc đó sự chống cự trong tôi thực sự rất lớn, vì tôi sống mà chưa bao giờ được làm chủ quyết định cho chính mình, tôi muốn làm gì cũng không được. Mặc dù tôi không có Bố, Mẹ tôi cũng không quản lý tôi lắm, vậy mà tôi chưa bao giờ muốn làm gì đó là có thể làm được. Khi đó áp lực “Khi nào tôi mới là tôi” đã vượt qua cả áp lực về tiền bạc, cái cảm giác đó rất mãnh liệt.

Những năm 90 của thế kỷ trước, “Hoàng Phi Hồng” dưới sự hợp tác mạnh mẽ của đạo diễn Từ Khắc và Lý Liên Kiệt được tung ra trên màn ảnh, đưa điện ảnh Hongkong vào thời đại mới của phim võ hiệp. Lý Liên Kiệt cũng đón nhận lần đỉnh cao thứ 2 trong sự nghiệp của mình. Cũng cùng lúc đó, anh lại gặp phải trắc trở lớn nhất trong đời mình. Vận mệnh trêu đùa khiến anh càng hiểu rõ nhân tình và thế thái, cũng thúc đẩy anh tự lập công ty Chính Đông.

Ly-Lien-Kiet
Với trình độ võ thuật điêu luyện, Lý Liên Kiệt thành danh trong điện ảnh từ rất sớm

 

 Dương Lan: Loạt phim “Hoàng Phi Hồng” thật sự quay rất tốt. Nhưng trong quá trình quay phim và sau đó, anh cũng gặp phải hàng loạt tranh chấp với công ty sản xuất phim của Hongkong, bao gồm cả người đại diện, thậm chí cả ra tòa. Lúc đó đối với anh là một việc rất khó xử đúng không? Có phải anh lại một lần thấy rằng vận mệnh không nằm trong tay anh, như việc hộ chiếu của anh nằm trong tay người ta, rồi thẻ xanh, tiền bạc đều bị người ta nắm trong tay.v.v..Ngay cả người đại diện của anh cũng tham gia trong việc này. Tôi nghĩ lúc đó anh có sức lực cũng không thể làm được gì?

 Lý Liên Kiệt: Đúng thế, rất rất khó xử. Bởi vì thế này, trước năm 1990, điện ảnh Hongkong đều là những tác phẩm điện ảnh về cảnh sát & tội phạm, phim về xã hội đen. “Hoàng Phi Hồng” và “ Đông phương bất bại” là 2 bộ phim đã làm cho phim cổ trang ngay lập tức như cơn sóng lớn quay lại thị trường. Vào thời điểm đó, người trong giang hồ có một cách nói như sau “Có một con gà biết đẻ trứng, chỉ cần có con gà đó là có thể kiếm tiền”. Và ai cũng biết thương trường như chiến trường, ai cũng mong muốn sở hữu con gà đó để đẻ trứng cho mình. Nhưng mà con gà đó thì lại muốn tự do, đâu có muốn chỉ đẻ trứng.

 Dương Lan: Anh là con gà biết đẻ trứng đó (cười)?

 Lý Liên Kiệt: Mà thực ra cũng không riêng gì một mình tôi, đúng lúc đó Hongkong rơi vào khoảng thời gian 2 năm gì đó rất hỗn loạn.

 Dương Lan: Đúng vậy, lúc đó có rất nhiều xã hội đen thâm nhập vào trong vòng xoay điện ảnh. Thế anh đã bị đe dọa lần nào chưa?

Lý Liên Kiệt: Tất nhiên có chứ.

 Dương Lan: Bị đe dọa như thế nào?

 Lý Liên Kiệt: Tôi phải kể ngược lại cho bạn nghe, đây là lần đầu tôi nói ra điều này đấy nhé, nhưng cũng khá thú vị. Tôi từng đóng phim “ Cận vệ Trung Nam Hải”, lúc đó chính phủ Hongkong đã gửi đến bên cạnh tôi 9 cận vệ đều là cảnh sát Hongkong. Chỉ vì lúc đó Hongkong rất hỗn loạn và lộn xộn. Tôi suốt ngày tự chế giễu mình rằng, bên cạnh tôi có đến 9 cận vệ là cảnh sát cải trang còn tôi trong phim đóng vai cận vệ đi bảo vệ người khác. Theo tôi khi đó là một thời điểm rất châm biếm. Từ tài xế, trợ lý, đến người nấu cơm cho tôi…đều là cảnh sát. Tôi chỉ có thể nói rằng xung quanh đã hỗn loạn đến mức độ đó.

 Dương Lan: Nếu nói một cách thẳng thắn hơn thì lúc đó những công ty điện ảnh chịu sự khống chế từ các bè phái khác nhau đều muốn anh đóng phim cho họ?

 Lý Liên Kiệt: Tôi nhận thấy không phải là những công ty bè phái đảng lớn. Thực ra mỗi xã hội đều có quy tắc trò chơi, bao gồm giữa các bè phái với nhau cũng có quy tắc của họ. Những bè phái đã ở trên tầm cao như vậy thì mọi thứ đều đã rất rõ ràng và quy tắc trò chơi của họ rất đơn giản. Ngược lại, những người mới xuất hiện, sẽ hồ đồ, càng nhỏ càng không có quy tắc.

 Dương Lan: Tôi muốn hỏi một chút, trong lúc anh đang thử thay người đại diện khác là Mr.Thái Tự Minh. Thì sau khi bàn bạc 1 việc gì đó với anh xong và đã bị dùng súng giết chết. Việc này có kích động lớn đến anh không?

 Lý Liên Kiệt: Thực ra mấy năm đó trên giang hồ chết không ít người, ý tôi nói trong vòng điện ảnh Hongkong. Nếu bạn lật lại lịch sử thời điểm đó, thực ra một số người đã ra đi. Tôi thấy rất tiếc. Lúc đó tôi đang chuẩn bị đóng phim, cho nên vì lý do là bộ phim của chúng tôi, hay vì lý do gì khác thì không ai biết cả. Không ai biết rõ lý do thực sự.

Nhưng một người rất gần gũi bên cạnh bạn, đột nhiên mất đi. Tôi tin rằng đối với bất kỳ người bình thường nào thì đây cũng là một sự kích động, chấn động mạnh.

 

Lý Liên Kiệt: Thực ra vào thời kỳ đó là lúc tôi mạnh mẽ nhất. Bạn toan tính tìm ra bất kỳ một không gian cho sự sinh tồn của mình, có thể sinh tồn trong một khe hở. Nhưng khi tất cả giấc mộng đều bị đánh tan, thì cũng chính Mr.Thái đã nói với tôi một câu, và suốt trong cuộc đời tôi đã trải qua, tôi rất cảm kích anh ấy. Anh ấy nói rằng “Hãy nhớ lấy, mọi người cần quả trứng, chứ không cần con gà”, nên sẽ không ai giết con gà đó, mà cần quả trứng thôi. Điều này đã gợi ý rất lớn cho cuộc đời của tôi, cho nên lúc đó tôi mới quyết định rằng “ Nếu đã như thế, thì tôi sẽ đứng ra tự làm”. Một lần nữa tôi sẽ sáng lập nên một thiên hạ (thế giới) mới.

Những bộ phim như “Phương Thế Ngọc”, “Thái Cực Quyền”, “ Trung Nam Hải cận vệ”, “Tinh Võ anh hùng”.. đều là những bộ phim do chính tôi làm ra.

Tạ Thùy Chi (lược dịch)