Có nên đưa võ thuật vào chương trình giáo dục ở trường học?

Võ sư Nguyễn Văn Dũng đã có bài viết với chủ đề: “Có nên đưa võ thuật vào chương trình giáo dục ở trường học?”. Tác giả đã đặt câu trả lời giả định rằng: “Nếu có, nên đưa như thế nào?” 

Mộng Quỳnh “vượt mặt” Ánh Viên giành giải Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM.
Lớp học võ sĩ Taekwondo nhí “siêu dễ thương” gây sốt.

Những định kiến: Bởi vì vấn đề là “Có nên đưa võ thuật vào trường học không?”, nên trước hết, cần làm sáng tỏ mấy định kiến vô lối về võ thuật.

– Với một số người, “Võ là đánh nhau. Học võ chỉ để gây rối, đánh nhau”. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Chính những người không có võ, không có sức mạnh, không có niềm tin về mình, yếu đuối, sợ sệt, tự ti mặc cảm… mới thích gây hấn, đánh nhau, như là bản năng sinh tồn chứng tỏ ta đây mạnh mẽ, ngon lành. Trong lúc, với những người có võ, có sức mạnh, tự tin, tự tại, thì họ sẽ chẳng cần dùng đến bạo lực.

– Và một số người, “Học võ chỉ vô bổ, mất thì giờ, chẳng còn thời gian đâu để học văn hoá”. Họ không biết rằng, ngày nay, mục đích cao cả nhất của võ thuật là giúp người tập sức khoẻ, chăm học và học tốt, chăm làm và làm tốt. Ở Nhật, hầu hết các võ sư đều là những nhà doanh nghiệp thành đạt. Ở Việt Nam, không thiếu những võ sinh là học sinh sinh viên giỏi, những Huấn luyện viên là bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư. Đã đành không học thì dốt, nhưng nếu chỉ biết học và học quá sức thì trí óc sẽ căng thẳng, bảo hoà, trầm cảm, dẫn đến điên loạn, cả cái chết.

– Một số người khác, “Con gái học võ để làm gì? Con gái không nên học võ”. Họ quên rằng, võ trang bị cho người tập bản lĩnh, tự tin, và những kỹ năng cần thiết để tự vệ trong những tình huống ngặt nghèo. Mà nếu vậy thì con gái cần phải học võ hơn ai hết.

– Một số phụ huynh thắc mắc, “Học võ có làm cho con họ lùn đi không?”. Đúng là có nhiều HLV võ thuật không được cao, nhưng căn cứ vào đó để nói võ làm cho người tập lùn đi thì không đúng. Xin đừng quên, cao thấp là kết quả của nhiều yếu tố cộng lại: gene, dinh dưỡng, môi trường, tập luyện.

Ngày nay, vô số những VĐV võ thuật Việt Nam cao đến hơn 1,8m. Không biết rồi đây có phụ huynh nào lo lắng võ sẽ làm con em họ cao lên không? Mặt khác, với võ thuật, cao thấp chỉ là cái vỏ bên ngoài, nó không quan trọng bằng đạo đức, phẩm chất và tài năng của người đó.

– Lại có người, để biện minh cho sự yếu mềm, nhu nhược của mình, đã không tiếc lời miệt thị võ. Trong mắt họ, “Võ vẽ” là loại vô học, võ biền, vũ phu, mặt rổ mặt rạch, đâm cha chém chú…Nghĩa là loại vứt đi. Cho nên chẳng lạ gì khi trong cuộc sống không thiếu những nhân cách hèn mọn, sống cuộc đời như giun như dế. Trong lịch sử, đã có thời tồn tại quan niệm “Trọng văn khinh võ”, mà đó chính là thời “đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận”, tổ quốc thiếu đội hùng binh gìn giữ biên cương.

Vì sao cần đưa võ thuật vào trường học? Võ hay võ thuật, trước hết là một môn thể thao, nhưng là môn thể thao truyền thống.

Có nên đưa võ thuật vào chương trình giáo dục ở trường học?
Có nên đưa võ thuật vào chương trình giáo dục ở trường học?

Nói võ là môn thể thao, bởi vì cũng như các môn thể thao khác, toàn bộ kỹ thuật và quyền pháp của võ đều xây dựng trên nền tảng các nguyên lý về tâm sinh lý và vật lý; nó giúp phát triển toàn diện con người, giúp con người có được “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”.

Là môn thể thao, nhưng võ khác với các môn thể thao đang tập luyện tại trường. Các môn thể thao trong chương trình giáo dục thể chất hiện nay (chạy, nhảy, ném tạ, nhảy cao, nhảy xa…) được lặp đi lặp lại hết cấp học nọ đến cấp học kia, lại không được tạo điều kiện và trang bị kỹ thuật để nâng cao. Kết quả là, người học nhàm chán, lại không có tác dụng rèn luyện tích cực. Gần đây, có một số trường “Đã xé rào để tồn tại”. Họ mạnh dạn đưa võ thuật vào trường học thay cho chương trình giáo dục thể chất khô khan và nhàm chán. Và, chẳng có gì ngạc nhiên khi kết quả lại hấp dẫn người tập.

Một sự khác biệt nữa giữa thể thao và thể thao võ là, võ là một môn thể thao đa dạng, đa năng, phong phú, và đáp ứng nhu cầu phát triển lành mạnh của tuổi trẻ. Trừ các VĐV chuyên nghiệp, ít ai chịu bỏ tiền đăng ký học môn chạy cự ly ngắn, cự ly dài; trong lúc lớp lớp tuổi trẻ đăng ký vào các lò luyện võ.

Nếu đối tượng của giáo dục là học sinh, là mỗi chủ thể học sinh, thì sao không cung cấp cho các em môn học các em yêu thích mà lại bắt các em phải học môn học người lớn nghĩ rằng các em thích?

Nói võ là môn thể thao truyền thống, vì nơi tập võ không phải là bãi tập hay câu lạc bộ mà là võ đường, đạo đường; người Nhật gọi là dojo (jo là nơi, do là đạo đức. Dojo là nơi trui rèn đạo đức, phẩm chất). Nói võ là môn thể thao truyền thống, vì người dạy võ không phải là huấn luyện viên mà là ông thầy, người tập võ không phải là hội viên mà là môn sinh. Nói võ là môn thể thao truyền thống, vì võ còn duy trì nguyên vẹn truyền thống tôn sư trọng đạo, lễ nghi, nề nếp, kỷ cương; là điều ở các sân tập thể thao, hay ngay cả các trường học hiện nay hầu như vắng bóng.

Võ hay võ thuật, trước hết là một môn thể thao, nhưng là môn thể thao truyền thống.
Võ hay võ thuật, trước hết là một môn thể thao, nhưng là môn thể thao truyền thống. (Ảnh minh họa)

Sau cùng, nói võ là môn thể thao truyền thống, vì võ không dừng lại ở chức năng rèn luyện sức khoẻ mà luôn vươn tới mục đích sau cùng là “võ đạo” – giúp người tập hoàn thiện phẩm chất, đạo đức, phong cách sống. Đạo đức, đó là yêu tổ quốc, yêu đồng bào, hiếu để với cha mẹ, tình nghĩa với thầy bạn, nhân ái với mọi người. Phẩm chất, đó là bao dung, cao thượng, tự tin, đoàn kết, hiếu hoà, cần mẫn, ý chí vươn lên không ngừng. Phong cách, đó là “Không thấy giàu mà ham, không vì nghèo mà đổi lòng, không trước bạo lực mà sợ”, ung dung, trầm tĩnh, đĩnh đạt. Phải chăng đó cũng là mục đích sau cùng của giáo dục: dạy đạo làm người.

Thế đấy, là môn thể thao đa dạng, phong phú và hấp dẫn; đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo, lại có cùng sứ mệnh cao cả của sự nghiệp giáo dục. Vậy tại sao không mạnh dạng đưa võ thuật vào chương trình giáo dục trong trường học?

Cũng đừng quên, mục đích của võ thuật không chỉ rèn luyện sức khoẻ, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, mà còn trang bị cho người tập kỹ năng tự vệ chiến đấu, đặc biệt un đúc sức mạnh tinh thần: bản lĩnh, niềm tin, ý chí, bất khuất, kiên cường. Thử hình dung, một con người ốm yếu, mất sức đề kháng, liệu con người ấy có thể tránh khỏi những tật bệnh, những cám dỗ của trần thế, để sống an lành hạnh phúc được không? Rộng lớn hơn, một dân tộc không có niềm tin, sức mạnh, khí tiết, liệu dân tộc ấy có giữ được mình không, có tránh bị hoà tan trong xu thế giao lưu, hội nhập, toàn cầu hoá cuồn cuộn như hiện nay không?

Đến đây ta có thể kết luận: Vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập và cường thịnh của đất nước, rất nên đưa võ thuật vào chương trình giáo dục ở trường học.

Đưa võ thuật vào trường học bằng cách nào?

1/ Cần tránh hai khuynh hướng:
– Một là: Để chương trình giáo dục thể chất hấp dẫn người tập, nhiều trường đã tự ý “xé rào” – đưa võ thuật vào trường học thay chương trình cũ khô khan và nhàm chán. Tuy xuất phát từ động cơ tốt, nhưng tựu trung đó là chọn lựa mang tính tự phát, không có cơ sở lý luận, không qua thực nghiệm và kiểm nghiệm; không đánh giá được tác dụng lâu dài về mặt giáo dục. Ngoài ra, chọn lựa ấy còn không đúng luật, không đúng qui chế.
– Hai là: Dưới sức nặng của mối quan hệ quen biết hay một thế lực nào đó, nhiều địa phương đã đưa một môn võ cụ thể vào dạy đại trà trong một cấp lớp. Cũng như hành vi “xé rào” trên, đó cũng là một quyết định cảm tính và thiếu trách nhiệm.

judo-children-chessington
Đưa võ thuật vào trường học bằng cách nào? (Ảnh minh họa)

2)  Đưa võ thuật vào trường học, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Một là: Đưa võ thuật vào trường học như võ thuật là một trong các môn thể thao khác; tránh biến trường học thành võ đường, tránh biến học sinh thành môn sinh, tránh biến võ thuật thành môn học độc tôn dành cho mọi học sinh, mọi lứa tuổi.
– Hai là: Phải có lý luận (qua các hội nghị khoa học), có thí điểm, có thực nghiệm, có kiểm nghiệm, có tổng kết đánh giá, trước khi ra chủ trương đưa võ thuật vào trường học.
– Ba là: Phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của mỗi chủ thể học sinh; tránh ép buộc, tránh đại trà.
– Từ ba nguyên tắc trên, tất yếu phải đi đến hình thức thành lập Câu Lạc Bộ: CLB Cờ vua, CLB Bóng đá, CLB Bóng chuyền, CLB Điền kinh, CLB Võ cổ truyền, CLB Karate, CLB Nhu đạo, CLB Taekwondo, CLB Kiếm đạo, CLB Vovinam, v.v…Qua đó, mỗi học sinh có thể chọn lựa môn thể thao theo nhu cầu, sở thích và năng khiếu của riêng mình. Đây là mô hình giáo dục thể chất trong trường học mà các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ, Pháp, Anh đang áp dụng một cách hữu hiệu.

Và những vấn đề không khó đưa võ thuật vào trường học nói riêng và áp dụng mô hình CLB cho chương trình giáo dục thể chất nói chung, tất nhiên không thể không có những vấn đề. Ví dụ, sau đây là ba vấn đề cơ bản.
– Trước hết, đòi hỏi nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn cho chương trình giáo dục thể chất.
– Với nội dung võ thuật, làm thế nào có đủ thầy để đáp ứng cho nhu cầu của người học.
– Đánh giá kết quả môn giáo dục thể chất như thế nào?
Tuy thế, đó không phải là những vấn đề không thể giải quyết, nếu chúng ta thành tâm tiếp thu kinh nghiệm của những nền giáo dục tiên tiến.

Có thể bạn quan tâm: Võ sí nhí đi quyền cực chất

[jwplayer player=”1″ mediaid=”90122″]

Võ sư Nguyễn Văn Dũng