Một vòng tham quan Viện bảo tàng võ thuật thế giới Chungju

Nếu bạn là một người yêu võ thuật và có dịp đến thăm Hàn Quốc, Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới Chungju chắc chắn sẽ là một địa điểm mà bạn không nên bỏ lỡ.

WoMAU thành lập ICM – sân chơi mới cho giới trẻ đam mê võ thuật trên toàn thế giới

Liên hoan Võ thuật quốc tế TP.HCM 2016 sẽ được WoMAU đưa vào chương trình chính thức của UNESCO 

Thành phố Chungju (Tỉnh Chung-buk) là một miền đồi núi chỉ cách thủ đô Seoul khoảng 2 giờ xe máy. Đây là trung tâm địa lý của Hàn Quốc và cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử xứ sở nhân sâm, bao gồm cả những cuộc chiến tranh chống xâm lược từ Mông Cổ và Nhật Bản. Vùng núi Chungju là nơi sở hữu quặng kim loại tốt nhất trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc, hình thành nên thời kỳ phát triển cực thịnh của thuật luyện kim và rèn vũ khí. Nhiều tài liệu lịch sử cũng cho thấy các mầm mống võ thuật cổ điển của người Hàn như Subaki, Gumdo… cũng có phần phát tích từ vùng núi trung du này. Trên bản đồ võ thuật thế giới, thành phố Chungju được biết đến với là nơi khai sinh Liên hoan võ thuật thế giới (từ năm 2000) và Hiệp hội võ thuật thế giới (2002); nơi đặt trụ sở Học viện Taekkyeon Hàn Quốc. Đó chính là những lý do khiến Viện bảo tàng võ thuật Thế giới tại Hàn Quốc được chọn xây dựng tại thành phố này.

Tòa nhà Viện bảo tàng Võ thuật thế giới.
Tòa nhà Viện bảo tàng Võ thuật thế giới.

Tòa nhà Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới được xây dựng từ tháng 12/2007, hoàn thành vào tháng 10/2010 và chính thức khánh thành vào ngày 8/7/2011. Công trình rộng 4125m3 (bao gồm 5 tầng) này được đặt ngay trong khuôn viên Công viên võ thuật quốc tế Chungju, nơi cộng đồng võ thuật thế giới hằng năm vẫn cùng nhau quay về thực hiện Liên hoan. Hiện Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới được duy trì hoạt động và quản lý bởi chính quyền thành phố Chungju. Đây cũng chính là nơi đặt trụ sở chính của Hiệp hội Võ thuật Thế giới (WoMAU).

Cổng Công viên Võ thuật Thế giới Chungju, nơi đặt tòa nhà Viện bảo tàng và trụ sở WoMAU.
Cổng Công viên Võ thuật Thế giới Chungju, nơi đặt tòa nhà Viện bảo tàng và trụ sở WoMAU.

Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới hiện là nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật (vũ khí, trang phục, ấn phẩm sách, sa bàn…), được đóng góp từ nhiều viện bảo tàng võ thuật – vũ khí – quân sự, các tổ chức võ thuật trên toàn thế giới.

Bản đồ Công viên Võ thuật Quốc tế. Tòa nhà hơn 4000m3 của Viện bảo tàng vẫn chỉ là một góc nhỏ của công viên.
Bản đồ Công viên Võ thuật Quốc tế. Tòa nhà hơn 4000m3 của Viện bảo tàng vẫn chỉ là một “hạng mục nhỏ” của tổng thể công viên.

Với hệ thống hiện vật phong phú, cách bài trí hiện đại, ấn tượng, Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới Chungju là một trong những địa chỉ đáng chú ý nhất trong sổ tay du lịch của những người yêu võ thuật. Viện bảo tàng được mở cửa từ thứ 3 – thứ 6 hằng tuần và đặc biệt hoàn toàn miễn phí vé ra vào.

Bức ảnh bộ môn Gongkwon Yusul tại Liên hoan Võ thuật Thế giới 2015 được trưng bày trên lối vào Viện bảo tàng.
Bức ảnh bộ môn Gongkwon Yusul tại Liên hoan Võ thuật Thế giới 2015 được trưng bày trên lối vào Viện bảo tàng.
Cửa đón khách tham quan.
Cửa đón khách tham quan.
img_4109
Hiện Viện bảo tàng bao gồm 3 tầng lầu trưng bày các hiện vật và 2 tầng còn trống để chuẩn bị cho các hạng mục công trình khác. Viện bảo tàng vẫn hằng năm nhận được nhiều hiện vật đóng góp từ nhiều tổ chức võ thuật trên toàn thế giới.
Lời đề tựa của chính quyền Chungju trên cửa vào Viện bảo tàng: Cùng khám khá 5000 năm lịch sử võ thuật Hàn Quốc và các bộ môn võ thuật trên toàn thế giới.
Lời giới thiệu của chính quyền Chungju trên cửa vào Viện bảo tàng: “Cùng khám khá di sản tinh thần từ 5000 năm lịch sử võ thuật Hàn Quốc và các bộ môn võ thuật trên toàn thế giới”.
img_4097
Viện bảo tàng được thiết kế hiện đại, tinh tế và thể hiện rõ sự chăm chút trong từng chi tiết ánh sáng, âm thanh, bố cục.
img_4100
Bức tường tưởng niệm các sự kiện quan trọng trong lịch sử võ thuật Hàn Quốc.
img_4101
Trang phục truyền thống và đai thi đấu võ thuật được đóng góp từ bộ môn Silat và Hiệp hội võ thuật Uzbekistan
img_4102
Tranh gạo Việt Nam được trưng bày trong danh sách các hiện vật văn hóa từ các quốc gia thành viên WoMAU.
img_4103
Cây đàn Berimbau của Capoeira (Brazil) xuất hiện cạnh các hiện vật văn hóa – võ thuật Nam Mĩ.
img_4107
Lá cờ Việt Nam cùng bộ môn Vovinam Việt Võ Đạo hiện diện trên bức tường Bản đồ Võ thuật truyền thống Thế giới.
img_4110
Số lượng vũ khí võ thuật cổ điển chiếm hết 1 tầng Viện bảo tàng.
img_4112
Góc giới thiệu bộ môn Taekkyeon, môn võ thuật duy nhất của Hàn Quốc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
img_4115
Hành lang lưu niệm các kỳ Liên hoan Võ thuật Thế giới được tổ chức tại Chungju.
img_4119
Nhiều vũ khí tại Viện bảo tàng được đóng góp bởi các viện bảo tàng vũ khí – quân sự Hàn Quốc.
img_4121
Góc trưng bày cung và kiếm thuật Hàn Quốc.
img_4124
Góc để khách tham quan chụp ảnh cùng bức tượng Shin Han Seung – người được xem như cha đẻ của Taekkyeon hiện đại. Bộ môn Taekkyeon tưởng chừng đã bị tuyệt diệt sau sự tàn phá của chiến tranh., và Shin Han Seung chính là người đã dành cả đời phiêu bạt của mình để tìm lại các vị võ sư còn sống ẩn dật, thu góp lại các di sản kỹ thuật và hình thành lại bộ môn Taekkyeon (hiện đại). Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
img_4126
Dao găm Ấn Độ.
img_4127
Bộ phim Tinh Võ Môn của Lý Tiểu Long được vinh danh tại Viện bào tàng với tư cách là “tác phẩm điện ảnh võ thuật có ảnh hưởng nhất mọi thời đại”.
img_4128
Các ấn phẩm sách võ thuật tại Viện bảo tàng
img_4129
Sách của Võ cổ truyền Bình Định sánh cùng Muay Thái.
img_4136
Các bộ võ phục cũng được đóng góp và trưng bày tại đây. Ảnh: võ phục môn Pankration (Pangration), Hi Lạp.
img_4175
Trang phục truyền thống của thổ dân da đỏ.
img_4184
Một góc thú vị với một trụ mô phỏng mộc nhân Vịnh Xuân. Khách tham quan được phép sử dụng mộc nhân này và thử thực hiện các kỹ thuật trên màn hình trình chiếu.
img_4156
Bên ngoài Viện bảo tàng là một khoảng không gian rộng lớn của Công viên Võ thuật, nơi các gia đình ở Chungju vẫn chọn làm nơi tản bộ thư giãn mỗi chiều.
img_4160
Chính quyền Chungju quan niệm việc hướng giới trẻ quan tâm đến võ thuật là một cách để giữ vững tầm ảnh hưởng của võ thuật trong đời sống hiện đại. Đó là lý do vì sao Công viên Võ thuật có hẳn một khu vực lớn dành cho trẻ em với các công trình và dịch vụ tốt.
img_4168
Bức tượng Taekyeon trong Công viên Võ thuật.
img_4392
Từ Công viên Võ thuật ngày nay được mở rộng tới tận bờ sông Nam Hàn, con sông ôm trọn một nửa phía Bắc thành phố Chungju.
img_4405
Các sự kiện văn hóa thường xuyên được tổ chức trong Công viên Võ thuật.
img_4470
Môn sinh Taekkyeon tập đối luyện – đồng luyện trong khuôn viên Công viên Võ thuật.
img_4489
Không chỉ là nơi dành cho giới võ thuật Hàn Quốc, Công viên Võ thuật nói riêng và thành phố Chungju còn chào đón nhiều du khách nước ngoài. Ảnh: Bineta Diedhiou (phải) – VĐV Taekwondo hàng đầu Senegal tập luyện cùng một HLV Taekkyeon; cô đang tham gia một chương trình tập huấn và tìm hiểu võ thuật dài hạn tại Chungju.
womau2
Các môn võ trình diễn tại Công viên Võ thuật. Khác với vẻ ngoài yên tĩnh thanh bình, Công viên Võ thuật hàng năm vẫn thường xuyên nhộn nhịp chào đón cộng đồng võ thuật trên toàn thế giới mỗi đợt Liên hoan, Seminar…

Hồ Võ