Aikido – Hiệp khí đạo: Khi võ thuật thành nghệ thuật!

Mục đích luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa nhịp vận động, linh hoạt, và sự bền bỉ, không chú trọng đến sức lực mang vác. Trong các kĩ thuật Aikido, ấn hoặc di chuyển mở thông dụng hơn nhiều so với kéo hoặc di chuyển co lại như trong các môn võ khác, và sự khác biệt này có thể áp dụng cho các mục đích luyện tập thể chất nói chung của các học viên Aikido.

aikido
Aikido – luôn đem đến cho người tập luyện một phong thái hòa bình.

 

Một số hoạt động rèn luyện theo hướng nín thở, như nâng vật nặng, chú trọng đến sức mạnh co lại, trong đó các cơ bắp phải gồng lên để tăng cường độ cứng, khối lượng và sức mạnh. Các hoạt động luyện tập liên quan đến Aikido thay vào đó lại chú trọng đến việc sử dụng di chuyển toàn thân một cách hài hòa và cân bằng, gần giống với yoga hay uốn dẻo. Ví dụ, rất nhiều dojo bắt đầu lớp học bằng bài tập làm ấm (準備体操 junbi taisō), có thể là kéo giãn hoặc bẻ.

Luyện tập Aikido phần lớn dựa trên các bài quyền (kata), luyện tập bởi hai người với nhau hơn là luyện tập tự do. Một mẫu chung cho người nhận đòn đánh (uke) là tấn công người ném (nage, cũng gọi là tori hoặc shite dựa trên loại Aikido), người vô hiệu hóa đòn tấn công này bằng một kĩ thuật Aikido.

Cả hai nửa của kĩ thuật đó, của uke và của nage, được coi là căn bản trong việc luyện tập Aikido. Cả hai phải luyện tập các nguyên tắc Aikido về hòa hợp và thích ứng. Nage học cách hòa hợp và kiểm soát năng lượng đánh, trong khi uke học cách trở nên bình tĩnh và linh hoạt trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra. Sự “nhận” của đòn đánh được gọi là ukemi. Uke liên tục tìm cách lấy lại thế cân bằng và che chỗ sơ hở (v.d. hở sườn), trong khi nage sử dụng vị trí và căn thời gian để làm uke mất thăng bằng và bị thương. Trong các bài tập cao hơn, uke thỉnh thoảng sử dụng các kĩ thuật ngược (kaeshi-waza) để lấy lại thăng bằng và khóa hoặc ném nage.

aikido_2
Mục đích luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa nhịp vận động, linh hoạt, và sự bền bỉ, không chú trọng đến sức mạnh.

 

Ukemi (受身?), nghĩa là “người nhận”. Ukemi giỏi phải biết làm chệch hướng đánh hoặc bẻ để tránh bị thương. Khi áp dụng một đòn đánh, nhiệm vụ của nage là tránh làm thương uke bằng cách sử dụng tốc độ và lực đánh phù hợp với trình độ của uke trong ukemi. Thương tích (đặc biệt đối với khớp), khi chúng xảy ra trong Aikido, thường là do nage đánh giá sai khả năng của uke khi nhận đòn ném hoặc khóa.

Võ sư Christian Tissier sinh năm 1951 tại Paris, Pháp là một trong những võ sư Aikido nổi tiếng nhất châu Âu, người đi tiên phong trong phong trào phát triển võ thuật ở Pháp. Ông bắt đầu tập luyện Aikido khi còn là một chú nhóc với đại sư Mutsuro Nakazono ở Paris năm 1962 và tiếp tục tập luyện tại Tokyo vào năm 1969. Ông đến Aikikai Hombu Dojo khi là một võ sĩ đầy khát vọng 18 tuổi và được đào tạo đó bảy năm. Trong số các võ sư đã truyền cảm hứng cho ông là Seigo Yamaguchi, Kisaburo Osawa và Đại sư Kisshomaru Ueshiba. Trong khi đào tạo tại Hombu dojo, ông dạy tiếng Pháp tại một trường học và Viện Franco-japonais de Tokyo.

Ông đã nhận được 7 đẳng năm 1998 và là một trong số ít các người phương Tây được trao danh hiệu Shihan của Aikikai.

Ông là thành viên sáng lập của Liên đoàn Aikido Pháp vào năm 1983.

Hãy cùng xem buổi trình diễn kỹ thuật Aikido do chính ông thi triển…

Hoàng Vũ Khang (tổng hợp)