Cần phải cải thiện trình độ cho lực lượng HLV taekwondo!

Ngay sau khi bài viết về vấn đề chuẩn hóa kỹ thuật taekwondo và những bất cập trong việc phát triển phong trào taekwondo ở một số địa phương của võ sư Nguyễn Thanh Huy – Phó Tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Việt Nam được đăng tải, tòa soạn báo vothuat.vn đã nhận được nhiều  phản hồi của độc giả về bài viết trên.  Nhiều độc giả đã nêu lên ý kiến nói về thực trạng và chất lượng đào tạo taekwondo hiện nay, đồng thời qua đó cũng gợi ý những giải pháp tích cực nhằm hạn chế những sai sót trong công tác đào tạo võ sĩ taekwondo. Tòa soạn xin trích dẫn một vài ý kiến của các độc giả gửi đến.

Một bạn đọc có tên là Nấm Độc chia sẻ: “Taekwondo đang đi xuống,  đầu tiên là do một số HLV không tham gia các buổi tập huấn , cứ áp dụng những kỹ thuật cũ để dạy. Đến khi học trò có khả năng tiếp xúc kỹ thuật mới qua internet (hoặc qua HLV khác) thì học trò lại cảm thấy hoang mang. Việc quá dễ dãi trong kỳ thi thăng đẳng cấp dần biến taekwondo ngày một kém chất lượng mà dày đặc số lượng. Thi thăng một đẳng quá dễ dẫn đến việc tâm lý chung của học trò không mấy trân trọng đai đen , dần mất đi tinh thần ” tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới” mà Taekwondo trước đây đã từng làm được. Cụ thể hơn. Mười mấy năm trước muốn lên đai đen 1 đẳng võ sĩ đã phải ôn luyện trong gần một năm , bây giờ các bạn chỉ cần vài tháng ” thuộc quyền là đậu”…”

cac hoc vien

Độc giả Mai Quốc Việt nhìn nhận thực trạng của taekwondo qua khía cạnh “đạo” trong võ thuật: “Mục tiêu chính của võ thuật là gì? Cái chính là “đạo” và “võ thuật” Nên tôi thiết nghĩ có thể các em không giỏi nhưng “đạo đức” chắc chắn sẽ không tệ.  Nhưng phải nhìn nhận thực tế là taekwondo càng ngày càng xuống cấp. Nó giống như xây căn nhà quá lâu rồi, bây giờ cần đập bỏ để xây mới. Cái này phải làm từ trung ương đến địa phương và từng CLB.  Nếu không ít ra VTF cũng đề ra “cái chuẩn” để người ta theo bằng cách phát hành tài liệu, đĩa hướng dẫn (cái này vovinam làm rất tốt). Còn tập huấn quốc gia bây giờ chẳng qua để thi lên hoặc làm quá qua loa đại khái, chi phí thì quá cao mà những HLV ở những tỉnh xa thì rất khó khăn. Vậy VTF có hỗ trợ gì chưa hay chỉ biết tổ chức và ngồi thu tiền. Rất buồn cho Taekwondo Việt Nam , chỉ có quyền là VN còn có đẳng cấp còn đối kháng thì thực sự cần phải có giải pháp thích hợp để cải thiện chất lượng.”

SEA Games 27: Taekwondo

Bạn đọc Barack Victor phản hồi thuyết phục bằng cách nói rõ tình hình thực tế của việc thi phong cấp và những sai lầm trong kỹ thuật, xem nhẹ các bài thi phong cấp: “ Tình hình chung của nhiều CLB, học mới hơn 2 tuần, trúng đợt thi lên cấp thì vẫn cho thi, trong khi quyền  vừa thuộc, kỹ thuật đòn tay và đòn đá cơ bản chưa rõ ràng, tấn chưa đúng, mà thi thì chắc sẽ đậu, đủ để vượt cấp. Cho nên hỏi 100 võ sinh,thì hết 99 em đều có tư tưởng thi dễ lắm, cứ đóng tiền vào thi,thuộc quyền là sẽ đậu.  Ngày xưa thi khó hơn, nhưng ý nghĩa của màu đai cao hơn bây giờ nhiều, bây giờ thi xong, mua cọng đai và sự khổ luyện đó quá rẻ so với mấy em. Tốt nhất học trò của CLB nào tập tốt, biết cố gắng thì cho tham gia thi, em nào tập chưa tốt vẫn nên cho tham gia thi. Ban Giám Khảo  không duyệt đạt lên cấp thì HLV CLB đó nên xin cho em đó được ở lại chứ không nên cho đạt, để lần sau cố gắng học tốt hơn, ý thức hơn. Như thế mới hy vọng dẹp bỏ được tư tưởng dễ đậu bắt đầu từ cấp đai thấp nhất.”

Bạn Vũ Văn Long chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đi xuống chất lượng taekowndo là do cả thầy và trò, tất cả bắt nguồn từ nguyên do chủ quan, không xem việc học võ là một định hướng, một đóng góp cho thể thao nước nhà: “Cái này là tác hại của việc chạy theo nhu cầu thị trường, người tập chỉ muốn tới tập cho mang danh nghĩa là “học võ”. HLV đứng lớp muốn có nhiều võ sinh theo học, phần vì mưu sinh, phần vì lấy số lượng làm tiếng cho CLB. Mà đa phần các võ sinh đều là các học sinh từ 9 tuổi cho tới sinh viên 20 tuổi, họ tập theo niềm vui nên nếu HLV mà ép tập quá dẫn tới chán là nghỉ luôn. Dần già các HLV cũng “nuông chiều” nên sinh thói làm biếng cho võ sinh. Tất cả đều xuất phát từ ý thức của cả 2 bên, người học trò tới lớp và người thầy dạy.”

IMG_5081

Bạn Thế Vinh đưa ra một vài giải pháp cải thiện và hạn chế những sai sót trong huấn luyện taekwondo: “Phong trào taekwondo, phát triển rộng những để mạnh mẽ cần phải chấn chỉnh lại, để mọi người tham gia huấn luyện, tập luyện nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn như vậy mới đáp ứng kỳ vọng của mọi người, trước hết phải chấn chỉnh lại đội ngũ HLV, HDV đang làm công việc huấn luyện tại các CLB, vì đây là nhân tố quyết định chất lượng phong trào, thầy dạy phải đủ trình độ chuyên môn, cập nhật kịp thời những kỹ thuật hiện nay để truyền đạt, có tinh thần cầu tiến và phải yêu nghề, chứ không thể chỉ dạy những gì mình biết trong taekwondo. Cần phải xem lại đội ngũ HLV, nhắc nhở họ luôn quan tâm đến vốn kiến thức hiện có khi đứng lớp và đề nghị có những lớp học thường xuyên cập nhật kỹ thuật, thông tin kịp thời để đội ngũ HLV điều chỉnh kiến thức, nâng cao trình độ, làm tốt công tác huấn luyện tại đơn vị.”

Độc giả Bạch Văn Anh nêu ra nguyên nhân thực sự về vấn đề trên là nội bộ các đơn vị, cá nhân mỗi người dạy taekwondo còn mang “cái tôi” quá lớn: “Tôi xin đưa ra nguyên nhân, hiện taekwondo phát triển khắp thành phố, vậy có bao nhiêu HLV thực thụ, theo tôi được biết có trên 80 – 90% là HDV có đẳng cấp từ 3 đẳng trở xuống đang đứng lớp ở các đơn vị mà học chưa qua trường lớp nào và có những Trưởng bộ môn HLV chưa từng qua một lớp tập huấn nào và cũng không cho HLV- HDV đơn vị mình đi tập huấn vì sợ họ hơn mình.”

Bài viết của võ sư Nguyễn Thanh Huy và các ý kiến đóng góp, phản hồi của các độc giả gửi đến tòa soạn như một hồi chuông phản ánh đúng thực trạng và chất lượng của đào tạo HLV, vận động viên taekwondo ở một số CLB, địa phương còn chú trọng vào hình thức, số lượng mà quên đi chất lượng của người thầy – máy cái để phát triển phong trào võ thuật nói chung và taekwondo nói riêng. Vấn đề được đặt ra chính là cần phải có những giải pháp cụ thể, thực tiễn hơn nữa để cải thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật của đội ngũ HLV, VĐV ở bình diện quốc gia và chỉ có như vậy thì phong trào, chất lượng taekwondo mới có cơ hội đi lên và tìm lại được thời kỳ hoàng kim của mình.

TRẦN PHONG (tổng hợp)