CNBC phỏng vấn ‘gia đình họ Trần’ của Tân Hiệp Phát

Kênh truyền hình tài chính nổi tiếng thế giới CNBC (Mỹ) đã thực hiện phóng sự về một mô hình doanh nghiệp gia đình mà họ cho là thành công bậc nhất ở Việt Nam – Tân Hiệp Phát.

Tân Hiệp Phát – cùng Việt Nam chinh phục thách thức của Thế giới
Tân Hiệp Phát: sẵn sàng nhập cuộc đầy cảm hứng

– Những năm 1990 mở ra một chân trời mới, tốc độ tăng trưởng nhảy vọt của nền kinh tế (khoảng 7% mỗi năm) đem đến vô vàn cơ hội. Chính trong khoảng thời gian này Tân Hiệp Phát bắt đầu được hình thành?

– Ông Trần Quí Thanh: Điều may mắn của tôi là được sinh sống và học tập dưới hai hệ thống là Tư bản chủ nghĩa trước năm 1975 và Xã hội chủ nghĩa bây giờ. Vào thời điểm đó, tình hình kinh tế rất xấu, các doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi rất khó khăn để tồn tại. Bấy giờ, có rất nhiều người rời bỏ Sài Gòn, nhưng tôi luôn ghi nhớ là: Không bao giờ từ bỏ quê hương mình.

– Tân Hiệp Phát đang gặt hái những thành quả xứng đáng với công lao và tâm huyết: 4 nhà máy trên khắp Việt Nam với hơn 4.000 nhân viên, đầu tư 300 triệu USD cho 10 dây chuyền sản xuất tự động với công nghệ Aseptic. Theo ước tính mới nhất, THP đang phát triển hơn 100 sản phẩm mới?

– Bà Trần Uyên Phuong: Khi chúng tôi định tung ra thị trường sản phẩm trà xanh, rất nhiều chuyên gia trong nước băn khoăn, vì làm sao một công ty nội địa lại có thể thành công khi đóng chai một thứ mà người ta vẫn tặng miễn phí ở đa số các quán cà phê, đó là trà. Người ta luôn tặng kèm trà miễn phí. Khi các thương hiệu đa quốc gia, thương hiệu quốc tế đã thất bại ở phân khúc này, làm sao lại có thể tin rằng một công ty nội địa lại có thể chiến thắng?

Và nhiều người từ các chuyên gia đến marketeers ở các tập đoàn lớn liên tục thách thức chúng tôi. Nhưng ba tôi tin tưởng vào con đường ông đã chọn. Và ông ngay lập tức bắt tay vào hành động. Sau hai năm, thành công đã minh chứng cho niềm tin của ông. Trà xanh trở thành sản phẩm bán chạy hàng đầu ở Việt Nam.

t22
Ông Trần Quí Thanh trả lời câu hỏi của CNBC.

– Là người sáng lập THP, trăn trở của ông là gì?

 – Ông Trần Quí Thanh: Các con của tôi trước hết đều là những người lao động thực sự, lao động cật lực và sáng tạo không ngừng. Chúng đều cùng với tôi làm việc không dưới 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Quan trọng là chúng có cùng chung niềm đam mê, khao khát muốn phát triển Tân Hiệp Phát với tôi. Tuy nhiên họ tuổi còn trẻ, thiếu tự tin và sợ rủi ro, tôi cần sự liều lĩnh hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết đoán hơn nữa. Đó là cách tốt nhất để học hỏi và để đưa doanh nghiệp đến một tầm cao mới.

– Ông hy vọng gì về tương lai của con gái mình trong công ty?

– Ông Trần Quí Thanh: Tôi phải chọn đúng người sẽ trở thành CEO của Công ty và trao lại trọng trách này cho người có năng lực. Tôi hy vọng rằng các con tôi sẽ làm việc cật lực để đạt được điều đó, thay vì mặc nhiên cho rằng chúng sẽ được trao cho một vị trí. Bởi vì kế thừa một doanh nghiệp không phải là một đặc lợi, mà là một trọng trách.

– Là thế hệ trẻ, mọi người có chia sẻ gì khi làm việc cho doanh nghiệp gia đình với bậc phụ huynh nghiêm khắc?

– Bà Trần Uyên Phương: Tôi đã phải làm việc ở vị trí thư ký trong suốt 9 tháng trời để chứng minh cho ba tôi thấy rằng tôi có khả năng.

– Bà Trần Ngọc Bích: Ông là người đòi hỏi rất khắt khe. Nếu có ý tưởng, ông sẽ thức dậy lúc 4 giờ sáng và sau đó đánh thức 2 chúng tôi: “Chúng ta cùng thảo luận về ý tưởng này đi nào”.

– Tân Hiệp Phát là một tập đoàn còn khá trẻ với tuổi đời chỉ có 22 năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhanh đến chóng mặt. Năm 2015, THP đã bán hơn 1 tỷ lít nước giải khát cũng như xuất khẩu sản phẩm sang 16 quốc gia khác trên khắp thế giới, bao gồm Trung Quốc và Úc… Ở tuổi 34, với trách nhiệm về marketing và phát triển thương hiệu tập đoàn, bà Trần Uyên Phương có suy nghĩ gì?

 – Điều quan trọng mà chúng tôi hướng đến là phải bảo đảm các sản phẩm của Tân Hiệp Phát luôn sẵn có để người tiêu dùng tìm thấy. Ở đây, chúng tôi không gọi là “khách hàng” mà gọi là ”người tiêu dùng”. Ngay khi cảm thấy khát, người tiêu dùng có thể tìm thấy và uống ngay sản phẩm của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần xây dựng một hệ thống để quản lý hơn 250 cửa hàng bán lẻ để mọi người luôn nhìn thấy thương hiệu THP và dễ dàng tìm thấy sản phẩm khi cần.

tan
Bà Trần Uyên Phương – người được hy vọng kế thừa vị trí CEO Tân Hiệp Phát.

– Có phải ba cô luôn mong muốn cô sẽ làm việc cho Tân Hiệp Phát? Cô cũng biết chắc mình sẽ làm việc cho doanh nghiệp của gia đình mình?

– Bà Trần Uyên Phương: Ba tôi chưa bao giờ nói rằng ông muốn tôi làm việc cho THP. Nhưng ông chia sẻ với tôi nhiều câu chuyện về cuộc đời ông về triết lý sống, triết lý kinh doanh. Chính xác mà nói, tôi là người chọn lựa sẽ ở lại và gia nhập THP.

Tôi còn phải thương lượng mức lương với chính ba của mình và trải qua rất nhiều khó khăn, nhất là khi làm không đúng. Ba tôi luôn tỏ ra là một người sếp nghiêm khắc, công bằng. Có lúc bị chính ba mình trách phạt, tôi phải an ủi mẹ tôi rằng: “Đây là công việc của con và con phải làm việc. Hãy để con giành được niềm tin của sếp con”.

– Thế là chị đã từng phải thương lượng mức lương của mình với chính ba mình sao?

 – Đúng thế.

– Việc đó có khó khăn không?

– Không phải là khó nhưng cảm xúc rất dễ chen vào. Thật rất dễ xúc động vì nó cứ lẫn lộn những suy nghĩ rằng mình xứng đáng hay không xứng đáng. Tôi cần phải luôn ghi nhớ rằng mình đang nói về công việc. Tôi cần phải ngăn chặn mọi cảm xúc và điều đó sẽ giúp tôi trở nên chuyên nghiệp hơn.

Sau đó tôi cũng áp dụng nó với các nhân viên. Tôi khá bận rộn nhưng chưa bao giờ từ chối cuộc nói chuyện với nhân viên của mình. Khi các mối quan hệ gần gũi hơn, tôi đón nhận thông tin phản hồi từ họ, khoảng cách cũng vì thế mà dần thu nhỏ lại. Khi tôi làm việc gì đó đúng đắn, đôi khi ông vẫn nói với tôi “Ba yêu con rất nhiều”… Điều đó dường như giúp tôi trưởng thành hơn.

– Và ông Thanh đã cho chị khởi đầu với công việc đầu tiên là thư ký trong công ty. Khi nhìn lại, chị có cảm thấy rằng ông đã cố gắng để huấn luyện, trang bị cho chị từ chỗ thấp nhất và đánh giá cao những gì mà toàn thể công ty đang làm không?

– Có. Ba tôi là thực sự rất công bằng. Ông nói với tôi rằng trước tiên con cần phải nói cho ba biết về kinh nghiệm của con và điểm mạnh của con là gì. Sau đó con phải giành được sự tin tưởng của ba. Vai trò cao hơn có nghĩa là trách nhiệm cao hơn chứ không phải là có nhiều lợi ích hơn.

Trong công việc kinh doanh gia đình, chúng tôi luôn nói về việc mỗi thành viên có thể đóng góp và tạo nên di sản gia đình như thế nào, chứ không phải về những lợi ích bạn nhận được từ gia đình.

– Tân Hiệp Phát, cô con gái thứ 2 Trần Ngọc Bích đảm nhận mảng nhân sự và quản trị. Nữ doanh nhân 31 tuổi này đã từng du học và sinh sống ở Vương quốc Anh 3 năm. Là người lanh lợi và thích khám phá cái mới, có phải cô từng không có ý định tham gia công việc kinh doanh của gia đình?

– Bà Trần Ngọc Bích: Khi còn sống ở Anh, tôi có rất nhiều kế hoạch cho bản thân mình, tôi thích đi du lịch và rất đam mê chơi thể thao nữa. Tôi từng muốn mình sẽ là vận động viên và không nghĩ sẽ giúp ích gì cho công việc kinh doanh của gia đình.

Thế nên, ban đầu, tôi chỉ ý định giúp ba tôi một chút công việc. Nhưng rồi đột nhiên tôi nhận ra rằng: Thật là may mắn khi tôi được tham gia vào công việc của gia đình, để có cơ hội đóng góp cho xã hội, có cơ hội chăm lo cho hàng nghìn gia đình người lao động ở Tân Hiệp Phát. Tôi xem đó là vận may và là lý do tại sao tôi quyết định ở lại công ty.

3_1
Bà Trần Ngọc Bích – con gái thứ 2 của vị CEO 63 tuổi.

– Chị cảm giác như thế nào khi làm việc cho ba mình?

– Ba tôi là một người có nhiều đòi hỏi khắt khe. Nhiều khi tôi hay nói đùa với mọi người rằng: Bạn biết là khi bạn về nhà, CEO sẽ không gọi bạn nữa. Nhưng ba tôi luôn biết chính xác tôi đang ở phòng nào. Ông sẵn sàng đánh thức tôi dậy khi có điều gì muốn nói. Và đôi khi, tôi muốn nói rằng, “Ba ơi, để con ngủ đi. Con không muốn dậy đâu”.

Nhưng thật ra, điều này dạy dỗ chúng tôi rất nhiều điều. Đó là tâm lý luôn sẵn sàng hành động một cách nhanh chóng nhất. Ba tôi cũng dạy tôi ý thức hơn về tính cấp bách của công việc và cả bài học phải chú ý cẩn thận đến từng chi tiết – vì điều đó tạo nên sự khác biệt.

– Em trai của chị đang kinh doanh riêng ngoài công ty. Chị có muốn em ấy cũng gia nhập THP không?

– Trong gia đình, chúng tôi tin là mọi người nên sống sao cho phát huy trọn vẹn tiềm năng của họ. Chúng tôi không nhất phải trở thành ông nọ bà kia, chúng tôi không cần phải đóng khung mọi thứ theo một cách nào đó. Em trai tôi đã chọn sự nghiệp kinh doanh của riêng mình vì đó là niềm đam mê cảm hứng của em. Chúng tôi luôn ủng hộ em đi theo con đường của mình.

– Dù người chủ gia đình Trần Quí Thanh có ý định sẽ truyền lại đế chế THP cho các con gái mình, điều đó không khiến ông từ bỏ việc tuyển dụng các quản lý nước ngoài, như Roland Ruiz người Philippines, để bổ sung những ý tưởng mới và triển vọng tăng trưởng kinh doanh?

– Roland: Tôi đã làm việc với họ khoảng 6 năm nay, tôi biết những gì họ đang cố gắng đạt đến và mục tiêu hướng đến. Vai trò của tôi là đảm bảo rằng họ đạt được điều đó cách tốt nhất có thể và kiểm tra, đưa ra quan điểm thay thế với tư cách như một người đứng ngoài.

– Như vậy ông Roland là CEO Phó của một doanh nghiệp gia đình, ông không phải là người gia đình, ông thậm chí còn không phải là người Việt Nam – làm thế nào ông Thành thuyết phục ông gia nhập công ty và chuyển đến sống ở Việt Nam?

– Đó là một câu hỏi thú vị. Tôi không cảm thấy mình là người ngoài trong công ty này vì gia đình đã tiếp nhận tôi. Khi tôi về nhà họ gửi cho tôi trái cây, khi vợ tôi bị ốm họ nói rằng họ sẽ đưa cô đến bệnh viện. Trong nhiều cách, tôi cảm thấy như họ là gia đình. Còn về lý do tại sao tôi gia nhập THP? Tôi gia nhập vì tôi thích họ và tôi cũng thích những gì họ đang cố gắng đạt đến. Với tôi chuyện này không hề phức tạp.

4_1
Tân Hiệp Phát xây 12 cây cầu trong một năm để tặng cho người dân.

– Dù đã sẵn sàng hay chưa, THP đang thiết lập tầm nhìn để vươn ra biển lớn, vươn ra thị trường quốc tế. Công ty cũng tập trung vào việc đền đáp lại thị trường nội địa thông qua một số chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)?

 – Bà Trần Uyên Phuong: Chúng tôi muốn THP sẽ trở thành một tấm gương tiêu biểu để giới thiệu doanh nghiệp Việt Nam đến với thế giới. Để làm được điều đó, chúng tôi nghĩ rằng CSR là điều quan trọng để công ty phát triển, chứ không nghĩ rằng việc này là do áp lực.

Chúng tôi muốn phát triển dài hạn bởi vì nếu xã hội tốt đẹp, tôi nghĩ rằng việc kinh doanh của chúng tôi cũng phát triển tốt. Vì vậy chúng tôi đã chọn một dự án dài hạn, chẳng hạn như tài trợ xây cầu ở các địa phương hoặc lắp các trạm lọc nước ngọt cho người dân vùng nước bị nhiễm mặn.

Những công trình đó đã giúp ích cho hơn 100.000 hộ gia đình được hưởng lợi từ 12 cây cầu, hàng chục nghìn hộ dân khác có nước ngọt để sinh hoạt. Không chỉ vậy, trong gần 20 năm qua, chúng tôi đã dành trung bình mỗi năm 1,5 triệu USD tài trợ cho các hoạt động thể thao.

“Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (Vietnam Value) là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Tập đoàn Tân Hiệp Phát – Number One lần thứ 4 nhận được phần thưởng này.

Theo Zing