Giấc mơ hóa rồng của Võ cổ truyền Việt Nam

Võ cổ truyền Việt Nam sẽ được đưa vào chương trình giáo dục thể chất trong các cấp học phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Chính điều này sẽ góp một phần vai trò tích cực trong công cuộc bảo tồn, chấn hưng và quảng bá võ Việt.

Tinh hoa võ Việt: Cuốc, chổi, xẻng cũng là binh khí
PGS. TS Hoàng Vĩnh Giang: “Võ Việt sẽ được nâng tầm quốc tế”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa đồng ý đưa các nội dung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất vào trong trường phổ thông từ năm học 2015-2016.  Cụ thể, các bài tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và võ cổ truyền Việt Nam sẽ được đưa vào chương trình giáo dục thể chất trong các cấp học phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương.

Võ cổ truyền được đưa vào chương trình đào tạo phổ thông
Võ cổ truyền được đưa vào chương trình đào tạo phổ thông.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ môn giáo dục thể chất được xem là một môn học có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của học sinh. Trong đó việc duy trì đều đặn hoạt động tập thể dục, tập luyện các bài võ cổ truyền là rất cần thiết, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc, thực hiện “giấc mơ hóa rồng” của Võ cổ truyền Việt Nam, góp phần tích cực vào việc bảo tồn, chấn hưng và quảng bá Võ Việt.

Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa của dân tộc, là nghệ thuật chiến đấu mà ông cha ta đã đúc kết qua các cuộc kháng chiến của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm. Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, Võ cổ truyền đã đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.

Đến nay, Võ cổ truyền Việt Nam đang được giảng dạy và tập luyện ở trên 45 quốc gia tại cả 5 châu lục.
Đến nay, Võ cổ truyền Việt Nam đang được giảng dạy và tập luyện ở trên 45 quốc gia tại cả 5 châu lục.

Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 400 trung tâm đào tạo huấn luyện, môn phái, võ phái, võ đường, câu lạc bộ với khoảng 900 nhà hoạt động võ thuật, võ sư trưởng môn, võ sư, huấn luyện viên và khoảng hơn 1 triệu lượt môn sinh qua các thế hệ đã và đang theo học Võ cổ truyền Việt Nam. Đến nay, Võ cổ truyền Việt Nam đang được giảng dạy và tập luyện ở trên 45 quốc gia tại cả 5 châu lục.

Sự kiện gây chú ý gần đây nhất chính là Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền Cúp Thăng Long lần thứ thứ I năm 2015 được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, thông qua sự kiện để ta có thể thấy được sự phát triển cũng như đi lên đối với môn võ dân tộc này.  Trước đây, Vovinam – Việt Võ Đạo cũng đã được đưa vào giáo dục, chương trình giảng dạy ở nhiều trường, hiện giờ môn Võ thuật cổ truyền được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và quyết định đưa vào chương trình đào tạo phổ thông, đây là tín hiệu đáng mừng cho công cuộc bảo tồn, và phát triển võ Việt của nước ta.

Có thể bạn quan tâm: Video clip  5900 thanh thiếu niên Bình Định xếp hình huy hiệu đoàn khổng lồ lập kỉ lục Việt Nam

[jwplayer player=”1″ mediaid=”64040″]

Quang Bình